(Baothanhhoa.vn) - Huyện Hà Trung hiện có tới trên 6.000 người khuyết tật (gồm người có công và khuyết tật xã hội) thuộc các dạng tật khác nhau. Trong số họ nhiều người đã cố gắng bằng mọi giá để sống một cuộc đời ý nghĩa.

Nghị lực của những “vầng trăng khuyết”

Huyện Hà Trung hiện có tới trên 6.000 người khuyết tật (gồm người có công và khuyết tật xã hội) thuộc các dạng tật khác nhau. Trong số họ nhiều người đã cố gắng bằng mọi giá để sống một cuộc đời ý nghĩa.

Nghị lực của những vầng trăng khuyếtCác cháu đang được chăm sóc, nuôi dạy tại nhóm lớp mẫu giáo độc lập tư thục Smile kids do An làm chủ.

Hoàng Mậu Vinh, sinh năm 1986 ở thôn Thanh Xá 3, xã Hà Lĩnh là một trong những người bằng ý chí, nghị lực vượt lên được số phận của mình. Năm 2008, khi vừa bước sang tuổi 21, Vinh không may bị tai nạn dập đốt sống cổ, liệt tứ chi... Những tháng ngày dài điều trị, Vinh gần như sống thực vật trên giường bệnh với nỗi đau khuyết tật vận động mức độ đặc biệt nặng (tổn thương trên 90% sức khỏe), rất khó phục hồi. Trong khi đó, gia đình Vinh thuộc diện hộ nghèo, chi phí chăm sóc cho Vinh lại khá tốn kém.

Đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần tưởng chừng không thể vượt qua, song Vinh xác định cho mình một ý chí, một niềm tin vào cuộc sống và tự nhủ phải thật kiên trì, nhẫn nại mới chiến thắng được chính mình. Vinh làm quen với chiếc xe lăn bằng 2 bàn tay co quắp luôn nhức mỏi nên chỉ di chuyển quanh quẩn trong nhà rồi ra sân, nhưng tâm trí của Vinh dành cho khung cảnh thiên nhiên và cái đẹp từ cuộc sống nên Vinh đã chọn cách vẽ tranh và coi đó là cái đích để tiến về phía trước, dù Vinh chưa hề cầm bút và chưa một ngày học vẽ trong đời.

Dần dà Vinh đọc trên các trang mạng và làm quen với việc vẽ truyền thần, rồi đến vẽ màu nước. May mắn bên cạnh Vinh luôn có gia đình khích lệ cùng một số bạn học thời phổ thông giúp đỡ về họa cụ như giấy, cọ, giá... Rồi hình ảnh, tên tuổi những người khuyết tật như: Nguyễn Sơn Lâm từng chinh phục đỉnh Phan-Xi Păng; Nguyễn Công Hùng, hiệp sĩ công nghệ thông tin; cô gái xương thủy tinh Nguyễn Phương Anh... đã làm nên kỳ tích, càng truyền thêm niềm tin, sức mạnh, thôi thúc Vinh hướng về chân trời mới. Vì vậy, Vinh đã học vẽ trên máy tính bảng - một lĩnh vực vẽ tranh kỹ thuật số mà bản thân chưa dám nghĩ đến bao giờ. “Nếu học vẽ thành công, em sẽ giúp những người có đam mê cùng vẽ, nhất là người khuyết tật”, Vinh chia sẻ.

Cánh cửa không bao giờ đóng lại với bất cứ ai luôn cố gắng mỗi ngày. Hoàn cảnh của Lê Thị An, sinh năm 1987 ở phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa cũng éo le không kém. Năm 14 tuổi, sau vụ tai nạn giao thông, một bên chân của An bị di chứng, đi lại khó khăn. Dù có chút tự ti, song An không nản chí mà tiếp tục học và thi đậu Trường Đại học Hồng Đức, chuyên ngành giáo dục mầm non. Ra trường, An xin dạy học tại Trường Mầm non Họa Mi đóng trên địa bàn phường Đông Thọ. 27 tuổi, An lập gia đình, sinh con được 2 tháng tuổi thì bên chân di chứng tai nạn bị nhiễm trùng, phải ra Hà Nội để cắt bỏ. Trong thời gian 1 năm tập đi, phục hồi chức năng, vừa đau đớn thân xác lại không có thu nhập, trong khi tiền chi phí chữa trị hàng ngày, tiền nuôi con nhỏ... khiến gia đình nhiều lúc rơi vào kiệt quệ, bế tắc.

Đúng thời điểm khó khăn nhất, cần sự động viên, hỗ trợ từ chồng, An lại gặp biến cố hôn nhân. Làm mẹ đơn thân tật nguyền nuôi con nhỏ, mẹ đẻ tuổi cao, sức yếu. 3 phận đời nương tựa vào nhau để sống. Cảm thương hoàn cảnh của mẹ con, bà cháu, Trường Mầm non Họa Mi tạo điều kiện cho An trở lại đứng lớp. Do đi lại khó khăn, làm việc không hiệu quả nên An xin nghỉ. Song, vì yêu nghề, mến trẻ, lại được sự hỗ trợ vay vốn chính sách của Tổ chức tài chính vi mô tình thương (TYM) với số tiền 40 triệu đồng, cùng sự giúp đỡ của anh em, bạn bè, An đã mở nhóm lớp mẫu giáo độc lập tư thục Smile kids.

An chia sẻ buổi đầu thành lập nhóm lớp gặp rất nhiều khó khăn, do mở đúng thời điểm dịch COVID bùng phát mạnh nên chỉ sau 2 tháng lại phải đóng cửa tạm thời gần 1 năm. Khi hoạt động trở lại, nhóm trẻ dần ổn định, được các bậc phụ huynh tin tưởng nên lượng trẻ đến với nhóm lớp ngày một đông. Có những thời điểm lên đến gần 50 cháu. Hiện tại nhóm đang nhận nuôi dạy, chăm sóc 40 cháu và luôn là địa chỉ tin cậy để phụ huynh gửi gắm con, em mình.

Giờ đây, không chỉ có một công việc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và sức khỏe của mình, An còn tạo việc làm cho 4 người khác với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.

Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều những tấm gương người khuyết tật “tàn những không phế". Bằng ý chí, niềm tin và nghị lực đã vượt lên số phận, tự vươn lên kiếm sống, làm chủ cuộc đời và giúp ích cho xã hội, đáng để chúng ta trân trọng, cảm phục và yêu mến.

Bài và ảnh: Mai Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]