Nghề làm mi mắt giả tạo thêm công ăn, việc làm cho phụ nữ nông thôn
Xuất hiện trên địa bàn xã từ năm 2007, đến nay nghề làm mi mắt giả đã trở nên quen thuộc đối với chị em xã Hoằng Trinh (Hoằng Hóa). Nghề làm mi mắt giả ở Hoằng Trinh, hiện đang thu hút trên 350 lao động nữ trong, ngoài xã, với thu nhập từ 3-5 triệu đồng/người/tháng.
Hội viên hội LHPN xã Thiệu Nguyên sản xuất mi mắt giả.
Chị Trần Thị Tâm, thôn 4, xã Hoằng Trinh chia sẻ: Làm nghề này vừa có thu nhập lại có thời gian chăm sóc gia đình, khi vào mùa vẫn có thể tranh thủ làm thêm nghề. Có thể nói, nghề phụ quả là sự “cứu cánh” cho chị em phụ nữ, nhất là đối với phụ nữ tuổi trên 40.
Còn tại xã Thiệu Nguyên (Thiệu Hóa), chị Nguyễn Thị Hương, chủ tịch hội LHPN xã cho biết: Thấy nghề làm mi mắt giả có nhiều đặc điểm phù hợp với đông đảo chị em trên địa bàn nên hội đã liên hệ với doanh nghiệp dạy nghề cho chị em. Ban đầu có khoảng 20 người tham gia học và làm nghề. Nguyên liệu và đầu ra sản phẩm đã có doanh nghiệp cung cấp và thu gom tận nơi. Chị Nguyễn Thị Mừng, thôn Nguyên Tiến, xã Thiệu Nguyên cho biết: Ai học nhanh thì 1 ngày có thể làm được nghề, không thì 3-4 ngày là có thể làm được. Vừa học, vừa làm khoảng 2 tháng là quen nghề; công việc nhẹ nhàng, thu nhập ổn định, hơn nữa chị em tận dụng thời gian nhàn rỗi để làm. Đến nay nghề làm mi mắt giả đã thu hút khoảng 70 chị em trên địa bàn xã tham gia với thu nhập từ 2,5–3,5 triệu đồng/người/tháng. Đặc biệt, vào các tháng hè, nghề thu hút thêm các em học sinh tham gia. Có thể nói, nghề này không chỉ tạo việc làm tăng thu nhập cho chị em phụ nữ, mà còn thay đổi cách nghĩ về hướng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ nông thôn. Khi tham gia làm thêm nghề làm mi mắt giả, tại xã Thiệu Nguyên đã có 2 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ là gia đình chị Nguyễn Thị Quyền, thôn Nguyên Sơn và Nguyễn Thị Oanh, thôn Nguyên Thắng, sau khi tham gia làm nghề mi mắt giả, gia đình đã thoát nghèo. Trước những kết quả đó, hội LHPN xã đang tiếp tục tuyên truyền, vận động chị em tích cực tham gia, đồng thời nhân rộng mô hình làm lông mi giả để cải thiện cuộc sống của chị em phụ nữ. Đặc biệt, hội sẽ dạy nghề cho các đối tượng là người khuyết tật, phụ nữ đơn thân, người sức khỏe yếu để họ có việc làm, tăng thêm thu nhập.
Đây chỉ là hai trong số nhiều địa phương đã và đang có nghề làm mi mắt giả phát triển trên địa bàn tỉnh. Theo đánh giá của Hội LHPN tỉnh, nghề làm mi mắt giả xuất hiện và phát triển đã thu hút nhiều chị em phụ nữ tham gia. Để tạo việc làm, tăng thu nhập cho chị em hội viên, các cấp hội cần phát huy vai trò định hướng, nhân rộng mô hình.
{name} - {time}
-
1 giờ trước
“Chìa khóa” giúp nâng tầm thương hiệu địa phương
-
2 giờ trước
Nuôi cá lồng trên hồ thủy lợi, thủy điện
-
11:29 26/05/2018
Điện lực Hậu Lộc: Thực hiện các biện pháp bảo đảm cấp điện an toàn trong mùa nắng nóng
Hiệu quả từ chương trình cho vay vốn sản xuất
Ghi nhận từ phong trào nông dân sản xuất giỏi ở huyện Cẩm Thủy
Thoát nghèo nhờ sản xuất gạch không nung, kết hợp chăn nuôi
Xã Đồng Lương: Chuyển đổi 8,5 ha đất trồng lúa sang trồng ngô cho hiệu quả kinh tế cao
Huyện Ngọc Lặc: Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm
Đẩy mạnh trồng mới rừng sản xuất
Tỉnh táo trước những quảng cáo về công dụng của thực phẩm chức năng
Khó kiểm soát xuất xứ, chất lượng thực phẩm chức năng
Người tiêu dùng cần thận trọng trước các sản phẩm thực phẩm chức năng
Địa phương
Thời tiết
- 27°C - 34°CCó mây, không mưa
- 27°C - 33°CCó mây, không mưa