(Baothanhhoa.vn) - Phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và cây trồng, vật nuôi có thế mạnh, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững.

Mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và cây trồng, vật nuôi có thế mạnh, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang tích cực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững.

Mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơTrang trại hữu cơ Xuân Nguyên (Yên Định) là một trong những trang trại đầu tiên của tỉnh được chứng nhận sản phẩm bưởi diễn sản xuất hữu cơ.

Để đồng hành cùng các tổ chức, cá nhân mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, huyện Nga Sơn đã quy hoạch các vùng trồng trọt, khu chăn nuôi tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, huyện triển khai các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các mô hình trồng rau, quả trong nhà lưới, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, trang trại chăn nuôi quy mô lớn... Đến tháng 6-2023, trên địa bàn huyện đã xây dựng được 34,3 ha nhà lưới, nhà màng sản xuất rau củ quả và 10 ha nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao. Phần lớn diện tích nhà màng, nhà lưới được người dân, doanh nghiệp, HTX đang ứng dụng phương pháp sản xuất theo hướng hữu cơ, tập trung chủ yếu ở các xã Nga Thành, Nga Yên, Nga Hải, Nga Phượng, Nga Giáp, Nga Tân, Nga Thủy, Nga Tiến... Trong 2 năm gần đây các mô hình trồng rau, quả trong nhà màng, nhà lưới mang lại giá trị từ 700 - 900 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận đạt 400 - 600 triệu đồng/ha/vụ.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nga Sơn Quách Thị Khuyên cho biết: Để mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tháng 3-2023 UBND huyện Nga Sơn đã ban hành Kế hoạch thực hiện đề án của UBND tỉnh về “Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2030”. Trên cơ sở đó ngành nông nghiệp huyện triển khai rà soát, điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung. Phát triển cây trồng, vật nuôi của địa phương có khả năng phát triển nông nghiệp hữu cơ phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện canh tác và nhu cầu thị trường. Vận dụng linh hoạt các cơ chế hỗ trợ để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trước mắt, phòng nông nghiệp đang tích cực phối hợp với các xã xây dựng mô hình trồng trọt hữu cơ với diện tích 4 ha (lúa 2 ha, rau 2 ha) tại các xã Nga Thái, Nga Vịnh và Nga Thành; xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản hữu cơ tại xã Nga Tiến và Nga Tân với diện tích 2 ha.

Với mục tiêu phát triển sản xuất phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ cho các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, lợi thế của tỉnh, nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã tích cực khuyến khích các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ, áp dụng các quy trình sản xuất, chế biến hữu cơ tiên tiến, hiện đại. Đồng thời, kiểm soát tốt các nguy cơ mất an toàn thực phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật VietGAP, GlobalGAP, tiêu chuẩn hữu cơ.

Đến tháng 6-2023 toàn tỉnh đã có 20 ha cây trồng được cấp giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam về nông nghiệp hữu cơ, 760 ha sản xuất theo hướng hữu cơ và tiến tới công nhận hữu cơ. Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 160 ha nhà màng, nhà lưới sản xuất theo công nghệ cao. Nhiều mô hình định hướng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học và một số mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, kết hợp nuôi - trồng. Các mô hình sản xuất hữu cơ và theo hướng hữu cơ bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao như lúa - cá ở huyện Hà Trung với diện tích 35 ha; lúa rươi tại các huyện Nông Cống, Quảng Xương với diện tích 8 ha; mô hình lúa hữu cơ tại huyện Yên Định, Nông Cống 20 ha; mô hình bưởi hữu cơ Yên Định 12 ha; mô hình cam hữu cơ Thạch Thành 45 ha. Trên địa bàn tỉnh cũng thành lập Hiệp hội doanh nghiệp an toàn và hữu cơ với 28 doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp với mục đích cho ngành nông nghiệp an toàn và hữu cơ phát triển bền vững.

Nhằm phát triển diện tích sản xuất hữu cơ, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang phối hợp với các huyện Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa thực hiện các mô hình chăn nuôi gà thịt theo hướng hữu cơ tại xã Vĩnh Hưng (Vĩnh Lộc); sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại xã Thiệu Viên (Thiệu Hóa) với quy mô 15 ha; nuôi tôm sú quảng canh cải tiến theo hướng hữu cơ tại xã Xuân Lộc (Hậu Lộc)... Đồng thời, chủ động liên kết với doanh nghiệp, HTX để hình thành vùng tập trung sản xuất nông nghiệp hữu cơ, xóa bỏ tình trạng sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, một năm hai vụ.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]