(Baothanhhoa.vn) - Ở miền Tây Thanh Hóa, những người phụ nữ Thái vẫn lưu giữ những bí kíp gia truyền về cách siêu rượu men lá.

Về Năng Cát xem người Thái siêu rượu men lá dưới chân đỉnh Pù Rinh

Ở miền Tây Thanh Hóa, những người phụ nữ Thái vẫn lưu giữ những bí kíp gia truyền về cách siêu rượu men lá.

Về Năng Cát xem người Thái siêu rượu men lá dưới chân đỉnh Pù Rinh

15 tuổi, chị Ngân Thị Quyến (bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh) đã biết cách siêu men lá. Bởi lẽ, theo văn hóa của địa phương, ngoài khua luống, nhảy điệu xòe Thái thì những người con gái vùng cao nơi đây khi lớn lên đều phải biết cách siêu rượu men lá, một thứ đặc sản gắn liền với cuộc sống của người đồng bào dân tộc Thái.

Về Năng Cát xem người Thái siêu rượu men lá dưới chân đỉnh Pù Rinh

Đã 35 năm siêu rượu men lá, chị Quyến thành thạo từng món lá, từng công thức lẫn kinh nghiệm để tạo ra thứ rượu đặc sản. “Siêu rượu men lá phải có tâm, chịu khó thì mới làm được. Để có được giọt rượu ưng ý phải trải qua rất nhiều công đoạn, thông thường để có được rượu men lá phải trải qua quá trình chuẩn bị khoảng 2 tháng”. Chị Quyến chia sẻ.

Về Năng Cát xem người Thái siêu rượu men lá dưới chân đỉnh Pù Rinh

Bật mí về bí kíp gia truyền về siêu rượu men lá, chị Quyến cho biết quy trình làm rượu rất kỳ công. Tổng quy trình tạo nên được giọt rượu phải qua 7 bước. Trước tiên là khâu chuẩn bị lá, loại lá được sử dụng làm men bao gồm các loại: lá cây quế, nhân trần, củ riềng, lá trầu không, ớt quả, gừng củ...

Về Năng Cát xem người Thái siêu rượu men lá dưới chân đỉnh Pù Rinh

Và thứ quan trọng nhất không thể thiếu đó là lá Khăm Vặc (thứ lá có mùi thơm đặc trưng).

Về Năng Cát xem người Thái siêu rượu men lá dưới chân đỉnh Pù Rinh

Lá tạo men sau khi đem về được đưa đi rửa sạch rồi băm nhỏ, sau đó trộn với gạo nếp đem đi xay nhuyễn. Hỗn hợp các vị thuốc sẽ được nặn thành men rồi đưa vào nia lớn có lót rơm để ủ men trên gác bếp. Tầm 1 tuần kiểm tra nếu còn nóng thì để nguyên, sau 10 ngày thử lại nếu men nguội và nhẹ men thì đã đạt yêu cầu, bóc hết rơm rồi để lên gác thực hiện công đoạn cuối cùng là sấy khô.

Về Năng Cát xem người Thái siêu rượu men lá dưới chân đỉnh Pù Rinh

Sau khi đã có men, sẽ tiến hành nấu cơm rồi để nguội. Sau đó tiến hành giã men rồi đem vào trộn đều với cơm, dùng lá cây che kín lại. Sau 2 đêm cơm lên men, dùng trấu ngâm được đồ sẵn để trộn lẫn, bỏ chum sành rồi chưng cất (dùng lá chuối khô nịt chặt, bịt kín).

Về Năng Cát xem người Thái siêu rượu men lá dưới chân đỉnh Pù Rinh

Hai tháng sau, hỗn hợp các vị sẽ được đưa vào nồi siêu (gần như cách thủy) thì sẽ ra giọt rượu men lá thơm ngon.

Về Năng Cát xem người Thái siêu rượu men lá dưới chân đỉnh Pù Rinh

“Công đoạn làm men là rất quan trọng, đạt hay không đạt là do men. Men có ngon thì mới rượu mới ngon và thơm được. Điều đặc biệt siêu rượu men lá không thể pha với bất kỳ thứ rượu nào khác, bởi vì rượu siêu men lá có một thứ mùi rất đặc trưng”. Chị Quyến chia sẻ thêm.

Về Năng Cát xem người Thái siêu rượu men lá dưới chân đỉnh Pù Rinh

Hiện tại, ở bản Năng Cát có khoảng gần 10 hộ còn lưu giữ lại nét văn hóa siêu rượu men lá. Theo chị Quyến, trước kia tổ nấu rượu men lá ở nơi đây có khoảng 25 hộ, do điều kiện kinh tế và gia đình nhiều công việc, neo người nên nhiều người không siêu rượu nữa.

Tuấn Kiệt – Hoàng Đông

Tin liên quan:
  • Về Năng Cát xem người Thái siêu rượu men lá dưới chân đỉnh Pù Rinh
    Gìn giữ nghề, làng nghề truyền thống

    Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, tỉnh Thanh Hóa đã dành sự quan tâm, ban hành nhiều chính sách để giữ gìn nghề, làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhờ đó nhiều nghề, làng nghề được phục hồi và phát triển, góp phần làm thay đổi diện mạo ở vùng đồng bào DTTS, miền núi xứ Thanh.

  • Về Năng Cát xem người Thái siêu rượu men lá dưới chân đỉnh Pù Rinh
    Một miền sơn thủy hữu tình

    Với vị trí địa lý và vị thế kinh tế đối ngoại, quốc phòng - an ninh quan trọng, huyện Quan Sơn ví như một phần “mái nhà” phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Ở đó, từ nhiều đời nay, cộng đồng người Thái, Mường, Mông, Kinh... đã quần cư sinh sống, chinh phục tự nhiên, để khai phá và vun đắp nên vùng sơn thủy hữu tình.

  • Về Năng Cát xem người Thái siêu rượu men lá dưới chân đỉnh Pù Rinh
    Thác Hiêu giữa mây ngàn

    Thác Hiêu ví như sợi chỉ bạc lấp lánh, ẩn hiện giữa cái sắc xanh trùng điệp của đại ngàn Pù Luông. Để rồi, cùng với cảnh sắc tự nhiên tươi đẹp và đời sống văn hóa, sinh hoạt đặc trưng của đồng bào Thái, nơi đây đã trở thành điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng lý tưởng cho những du khách yêu thích thiên nhiên hoang dã.

  • Về Năng Cát xem người Thái siêu rượu men lá dưới chân đỉnh Pù Rinh
    Tiềm năng du lịch từ hệ thống hang động

    Miền núi Thanh Hóa có hệ thống núi đá vôi đồ sộ, mà nổi bật là dãy Pù Luông, Pù Rinh, Đồng Mười kéo dài từ Quan Hóa xuống Cẩm Thủy, sang Như Thanh.

  • Về Năng Cát xem người Thái siêu rượu men lá dưới chân đỉnh Pù Rinh
    Mùa vàng Pù Luông

    Sau mấy lần lỗi hẹn với mùa vàng, tôi cũng kịp về Pù Luông khi lúa đã gom hết nhựa sống vào những hạt tròn căng mẩy, nằm gối đầu trên những thửa ruộng bậc thang bám chênh vênh vào thân núi và trườn cả xuống thung lũng. Phải đi để thấy, Pù Luông chín vàng là mùa đẹp nhất của đại ngàn...


Tuấn Kiệt – Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]