(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý”, các lực lượng chức năng cùng với cấp ủy, chính quyền trong tỉnh luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, dựa vào dân để giữ rừng. Qua đó, hạn chế xảy ra điểm nóng, vụ việc nổi cộm về khai thác rừng, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh.

“Lực lượng tiên phong” của Đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (Bài cuối): Những chuyển biến rõ nét

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý”, các lực lượng chức năng cùng với cấp ủy, chính quyền trong tỉnh luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, dựa vào dân để giữ rừng. Qua đó, hạn chế xảy ra điểm nóng, vụ việc nổi cộm về khai thác rừng, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép trên địa bàn tỉnh.

“Lực lượng tiên phong” của Đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (Bài cuối): Những chuyển biến rõ nétGiám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Văn Cường cùng các lực lượng kiểm tra công tác bảo vệ rừng tại xã Thanh Quân (Như Xuân).

Không để xảy ra điểm nóng, vụ việc nổi cộm

Mặc dù, tình hình an ninh rừng trên địa bàn tỉnh cơ bản được giữ ổn định, rừng tự nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn các nguy cơ xâm hại tài nguyên rừng ở các địa phương, nhất là khu vực miền núi. Gần đây, sau nhiều ngày xác minh, đấu tranh, theo dõi mật phục, ngày 10/4/2024 tại Tiểu khu 118 rừng phòng hộ, khu vực Pha Dương, thuộc bản Cơm, xã Pù Nhi (Mường Lát), cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng Pù Nhi đã bắt quả tang 5 đối tượng có hành vi dùng cưa xăng khai thác gỗ rừng tự nhiên trái phép. Đó là Hơ Văn Va, sinh năm 1996; Hơ Văn Cấu, sinh năm 1987; Hơ Văn Di, sinh năm 1976; Hơ Văn Lênh, sinh năm 1993, đều trú tại bản Cơm, xã Pù Nhi và Gia Văn Va, sinh năm 1984, trú ở bản Lốc Há, xã Nhi Sơn.

Tại hiện trường, các đối tượng vừa cưa hạ một cây gỗ có chiều dài thân 18,2m và hai đoạn ngọn mỗi đoạn dài 7m. Tổ công tác đã lập biên bản vụ việc, tạm giữ cưa xăng cùng nhiên liệu, phụ tùng, dao chặt, 5 xe máy và yêu cầu các đối tượng về đồn biên phòng làm việc. Đồn Biên phòng Pù Nhi đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm Mường Lát hoàn chỉnh hồ sơ, bàn giao vụ việc, tang vật, phương tiện cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Mường Lát điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.

Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế (Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa) Nguyễn Hữu Hậu cho biết: "Vụ việc cho thấy tình trạng an ninh rừng một số địa phương trọng điểm chưa có tính ổn định, bền vững, còn tiềm ẩn các nguy cơ xâm hại tài nguyên rừng. Trước thực trạng trên, với vai trò nòng cốt, lực lượng kiểm lâm Thanh Hóa đã tích cực phối hợp với các lực lượng, cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo giữ vững ổn định an ninh rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên, địa bàn trọng điểm. Đồng thời, tích cực phối hợp thanh, kiểm tra, xử lý trách nhiệm việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QLBV&PTR), sử dụng rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng của các chủ rừng".

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm, từ năm 2017 đến nay lực lượng kiểm lâm và các lực lượng có liên quan đã phát hiện và xử lý 2.446 vụ, lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính 2.420 vụ và khởi tố hình sự 26 vụ; tịch thu 1.842,736m3 gỗ các loại; 2.063,53kg động vật rừng và sản phẩm động vật rừng; 807 cá thể động vật rừng còn sống; 107.455,4kg thực vật rừng ngoài gỗ... Tình trạng cháy rừng giảm qua từng năm, trên địa bàn tỉnh không xảy ra điểm nóng, vụ việc nổi cộm về phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép.

Xây dựng lực lượng “bảo vệ rừng tận gốc”

Hiện Thanh Hóa có 647.677,11ha rừng. Nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụQLBV&PTR, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 164-KH/TU ngày 11/9/2023 về việc thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư (Khóa XIII) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW. Trên cơ sở đó, các tổ chức cơ sở đảng và lực lượng kiểm lâm trong tỉnh đã triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp trong công tác QLBV&PTR. Đồng thời, củng cố, duy trì hoạt động của 1.960 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở các thôn, bản; 240 đội thanh niên xung kích; 263 trung đội dân quân tự vệ. Các địa phương cũng cố lực lượng, sẵn sàng huy động 80.000 người cùng các phương tiện, hậu cần sẵn sàng chữa cháy rừng. Ngoài ra, các lực lượng thường xuyên thực hiện nghiêm túc chế độ trực chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng, trực trên 11 hệ thống camera quan sát lửa rừng và 53 điểm quy định trực gác tại các khu rừng trọng điểm.

Cùng với đó, các địa phương tích cực phát triển trồng rừng gỗ lớn, khôi phục rừng cây bản địa, nhiều loại giống mới có năng suất, chất lượng cao từng bước được khảo nghiệm và đưa vào trồng rừng; thực hiện tốt quy hoạch, phát triển ba loại rừng. Đẩy mạnh hợp tác song phương với tỉnh Hủa Phăn (Lào) để thường xuyên trao đổi thông tin, bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác QLBV&PTR và quản lý lâm sản khu vực biên giới 2 tỉnh. Các địa phương tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong liên kết sản xuất, chế biến gỗ rừng trồng theo chuỗi giá trị phục vụ trong nước và xuất khẩu để nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế rừng trồng.

Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa Đàm Văn Hùng cho biết: Sau khi Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các kế hoạch về tiếp tục đẩy mạnh công tác QLBV&PTR theo tinh thần Chỉ thị số 13-CT/TW, lực lượng kiểm lâm đã tích cực phối hợp các lực lượng và địa phương thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, tạm dừng việc khai thác tận thu, tận dụng, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để ưu tiên áp dụng các biện pháp khoanh nuôi, phục hồi rừng, duy trì diện tích rừng tự nhiên hiện có. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, chủ rừng, doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân đối với công tác QLBV&PTR.

Theo Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, các tổ chức đảng, chính quyền xác định rõ vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp ủy đảng, chính quyền và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đối với công tác QLBV&PTR tại từng địa phương, đơn vị. Để quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả hơn, ngành kiểm lâm đã tăng cường lực lượng cán bộ kiểm lâm địa bàn tại những khu vực trọng yếu để phối hợp với các lực lượng của địa phương tổ chức tuần tra, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ vi phạm.

Có thể khẳng định, từ khi Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác QLBV&PTR ra đời, đã được các cấp, ngành trong tỉnh tích cực chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, phát triển rừng ở địa phương. Nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và các tầng lớp Nhân dân, chủ rừng đối với công tác QLBV&PTR đã có sự chuyển biến rõ nét và hiệu quả hơn.

Bài và ảnh: Lê Hợi

Tin liên quan:


 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]