(Baothanhhoa.vn) - Từ 10 năm trước, tôi đã viết về Nghĩa trang liệt sĩ Thanh niên xung phong (TNXP) độc đáo và duy nhất của chiến trường Điện Biên Phủ: Nghĩa trang Chăn Nưa, Mường Lay, Lai Châu, nhưng thú thực tôi chưa từng đến Chăn Nưa. 

Liệt sĩ Nguyễn Thị Quế - người xứ Thanh ở Nghĩa trang liệt sĩ TNXP Chăn Nưa

Từ 10 năm trước, tôi đã viết về Nghĩa trang liệt sĩ Thanh niên xung phong (TNXP) độc đáo và duy nhất của chiến trường Điện Biên Phủ: Nghĩa trang Chăn Nưa, Mường Lay, Lai Châu, nhưng thú thực tôi chưa từng đến Chăn Nưa.

Liệt sĩ Nguyễn Thị Quế - người xứ Thanh ở Nghĩa trang liệt sĩ TNXP Chăn Nưa

Lễ cầu siêu cho bà Nguyễn Thị Quế ở Nghĩa trang liệt sĩ TNXP Chăn Nưa năm 2017. (Ảnh do Đại tá Hoàng Văn Đoàn cung cấp)

Dù chưa đến nhưng những câu chuyện giữa tôi và bác sĩ Trần Khắc Lộng, cựu TNXP Điện Biên Phủ, linh hồn của ý tưởng xây dựng Nghĩa trang liệt sĩ TNXP Chăn Nưa mấy chục năm trước đã quá nhiều tư liệu để tôi viết về những điều thần kỳ của Nghĩa trang liệt sĩ Chăn Nưa. Chưa hết, câu chuyện kỳ lạ của một nữ liệt sĩ người Hậu Lộc, Thanh Hóa mất ở Điện Biên Phủ mà gia đình đã tìm được mộ chí ở chính nghĩa trang Chăn Nưa từ thông tin trên sách “65 năm Thanh niên xung phong Thanh Hóa anh hùng” do tôi làm chủ biên, xuất bản năm 2015 thì mãi 7 năm gần đây, gia đình mới biết.

Chăn Nưa, chưa một lần tôi đến

Nhắc đến Nghĩa trang liệt sĩ TNXP Chăn Nưa, tôi nhớ đến bác sĩ Trần Khắc Lộng, người chiến sĩ TNXP Điện Biên Phủ năm xưa. Sau này ông trở thành bác sĩ Trần Khắc Lộng, người trọn nghĩa tình đồng đội. Ông đã có công đưa ra ý tưởng và cùng địa phương quy tập các liệt sĩ đồng đội TNXP tản mác về một nơi thành nghĩa trang liệt sĩ TNXP thời chống Pháp ở Điện Biên Phủ mang tên nghĩa trang liệt sĩ TNXP Chăn Nưa, huyện Mường Lay, tỉnh Lai Châu. Trong nghĩa trang này có đến 25 liệt sĩ là TNXP tỉnh Thanh, đông nhất trong các tỉnh có liệt sĩ ở Chăn Nưa (không riêng gì Chăn Nưa, các nghĩa trang liệt sĩ khác ở Điện Biên Phủ trong kháng chiến chống Pháp và dọc đường 20 Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ, các liệt sĩ tỉnh Thanh vẫn thuộc diện đông nhất. Tôi giải thích được vì sao trong lịch sử người ta hay dùng cụm từ Thanh Hóa anh hùng).

Liệt sỹ Nguyễn Thị Quế đã xác định được chính quê

Đại tá Hoàng Văn Đoàn kể, sau khi đọc sách “65 năm Thanh niên xung phong Thanh Hóa anh hùng”, có mục Tổ quốc ghi công, thống kê các liệt sĩ Thanh Hóa đã mất ở Điện Biên Phủ và quy tập tại nghĩa trang Chăn Nưa, huyện Mường Lay, tỉnh Lai Châu, Đại tá Hoàng Văn Đoàn, Phó Chủ tịch Hội đồng hương Thanh Hóa tại Hà Nội, đã phát hiện ra danh tính bà Nguyễn Thị Quế, trong danh sách liệt sĩ, là mẹ vợ anh, nhưng không biết mất ở đâu trên chiến trường Điện Biên Phủ. Căn cứ trong sách thì liệt sĩ Nguyễn Thị Quế chỉ ghi quê Thanh Hóa mà không biết quê ở huyện, xã nào. Gia đình đã đối chiếu với sổ ghi liệt sĩ và đã lần ra chính xác bà Quế quê ở xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc.

Ngày 8/4/2017, Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội tỉnh Lai Châu và gia đình anh Hoàng Văn Đoàn đã làm lễ tri ân các anh hùng liệt sĩ và lễ cầu siêu cho bà Nguyễn Thị Quế, mất ngày 1/3/1955 tại Điện Biên Phủ (không phải như thông tin trên bia mộ cũ là mất ngày 1/9/1954).

Liệt sĩ Nguyễn Thị Quế - người xứ Thanh ở Nghĩa trang liệt sĩ TNXP Chăn Nưa

Lễ cầu siêu cho bà Nguyễn Thị Quế ở nghĩa trang liệt sĩ TNXP Chăn Nưa năm 2017. (Ảnh do Đại tá Hoàng Văn Đoàn cung cấp)

Ngày làm lễ cầu siêu ở Chăn Nưa, có mặt đầy đủ con gái, con rể và các cháu thế hệ sau của bà Nguyễn Thị Quế. Đại tá Hoàng Văn Đoàn đã vui mừng điện nói lời cảm ơn tôi với tư cách tôi là nhà văn chủ biên công trình sách nhưng người phải nói lời cảm ơn chính và người có công nhất để quy tập mộ chí bà Nguyễn Thị Quế về Chăn Nưa phải là bác sĩ Trần Khắc Lộng, nguyên Tổng Giám đốc Bảo hiểm Y tế Việt Nam. Tổ chức nên công trình sách có giá trị: “65 năm Thanh niên xung phong Thanh Hóa anh hùng” (NXB Giao thông Vận tải, năm 2015) phải là Hội Cựu TNXP Thanh Hóa và có tài trợ của Bộ Giao thông - Vận tải.

Từ một thông tin rất chung chung về bà Nguyễn Thị Quế trên mộ chí ở Nghĩa trang Liệt sĩ TNXP ở Chăn Nưa, Mường Lay, Lai Châu đến việc con cháu và tổ chức xác định được chính xác quê quán bà ở Hoa Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa để tổ chức lễ cầu siêu trang trọng cho bà ở nghĩa trang Chăn Nưa năm 2017 là một điều thần kỳ và đáng trân trọng.

Lê Tuấn Lộc

Hà Nội, ngày 6/7/2024


Lê Tuấn Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]