Liên minh châu Âu và Trung Quốc “liên thủ” vì thuế quan của Mỹ
Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy chính sách thuế quan đối ứng, gây ra những ảnh hưởng, tác động tiêu cực chung, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc có động thái nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại.
Có vẻ như Bắc Kinh không ngạc nhiên trước sự nguội lạnh trong quan hệ giữa Washington và Brussels sau khi Tổng thống Trump trở lại Nhà Trắng. Từ năm 2024, Chủ tịch Tập Cận Bình đã bắt đầu tăng cường đối thoại chính trị với EU. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đến thăm Pháp, Serbia và Hungary. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Tập tới EU sau 5 năm gián đoạn. Chủ tịch Tập Cận Bình đã gặp gỡ không chỉ với các nhà lãnh đạo của các quốc gia này, mà còn với người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.
Trung Quốc và EU vẫn luôn là những đối tác thương mại quan trọng của nhau. Đối với Trung Quốc, EU là nhà cung cấp hàng hóa lớn thứ hai sau các nước ASEAN. Các mặt hàng EU xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm máy móc, thiết bị vận tải, hóa chất, sản phẩm công nghệ cao, dược phẩm, và các sản phẩm nông nghiệp cao cấp. Ngược lại với EU, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại hàng đầu. Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương đạt 785,82 tỷ USD. Trung Quốc chiếm khoảng 21,3% tổng lượng hàng nhập khẩu của EU từ các quốc gia ngoài EU và khoảng 8,3% tổng lượng hàng xuất khẩu của EU ra ngoài EU.
Tuy nhiên, thâm hụt thương mại giữa EU và Trung Quốc tương đối lớn, năm 2024 lên tới 247 tỷ USD. Nguyên nhân chủ yếu là do Trung Quốc không quan tâm đến việc mua hàng hóa châu Âu có giá trị tương đối cao trong khi Trung Quốc có thể tự sản xuất ra chúng. Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đến nguyên liệu thô và vi mạch, song EU cũng không có lợi thế cạnh tranh rõ rệt ở cả hai mảng này. Trong số các đối tác lớn nhất của Trung Quốc tại EU, như Đức, Hà Lan, Pháp, Ý và Thụy Sĩ. Nếu như ở Đức, Trung Quốc mua ô tô và phụ tùng ô tô để sử dụng trong dây chuyền sản xuất của mình, thì ở Thụy Sĩ là các mặt hàng xa xỉ. Ngược lại, EU mua đồ điện tử, đồ gia dụng và thiết bị viễn thông của Trung Quốc.
Mặc dù là đối tác thương mại lớn của nhau, song quan hệ hợp tác giữa EU và Trung Quốc không phải lúc nào cũng thuận lợi, vì nhiều lý do cả về kinh tế lẫn chính trị. Ngay cả trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump, EU đã ủng hộ chính sách kiềm chế Trung Quốc. Năm 2019, Bắc Kinh bị gọi là “đối thủ có hệ thống”. Năm 2021, Brussels đã thực hiện một lộ trình để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa các nước bắt đầu xấu đi nhanh chóng. EU đã khởi xướng các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với xe điện của Trung Quốc. Sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ ở châu Âu được phản ánh qua việc áp dụng thuế nhập khẩu đối với ô tô điện từ Trung Quốc vào tháng 7 năm 2024 với mức thuế từ 17,4 đến 37,6%. Thuế miễn trừ chỉ 7,8% được EU áp dụng đối với ô tô điện Tesla của Mỹ được lắp ráp tại Trung Quốc.
Trong suốt năm 2024, Trung Quốc đã cố gắng làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế - thương mại với EU. Nước này đã đạt được một số kết quả tích cực trong việc xích lại gần hơn với các nước Trung và Đông Âu. Năm ngoái, thương mại của Trung Quốc với Serbia (tăng 31,8%), Romania (tăng 27,4%), Bosnia và Herzegovina (tăng 15,2%), Croatia (tăng 16,8%) và Hungary (tăng 11,6%). Tuy nhiên, với Đức – đối tác chính của Trung Quốc tại EU, thương mại song phương chỉ tăng 0,8% trong cùng giai đoạn. Sự xấu đi trong quan hệ giữa Trung Quốc và EU được phản ánh qua sự sụt giảm trong lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ EU. Trong quý đầu tiên của năm 2025, lượng hàng nhập khẩu này đã giảm tới 6,3%.
Cuộc chiến thuế quan do Washington phát động thực sự đã trở thành “chất xúc tác” cho sự hạ nhiệt căng thẳng giữa Bắc Kinh và Brussels. Cơn sốt thuế quan đã ảnh hưởng đến hơn 200 quốc gia, và EU, Trung Quốc cũng không nằm ngoài vùng bị ảnh hưởng. Tổng thống Trump đã lên kế hoạch áp thuế 20% đối với các quốc gia châu Âu, còn với Trung Quốc - con số này lên tới 145%.
Trước khi Washington hạ thuế nhập khẩu xuống mức cơ bản 10% trong 90 ngày vào ngày 11 tháng 4, Bắc Kinh đã có những nỗ lực tích cực để xích lại gần hơn với EU. Vào ngày 8 tháng 4, trước thềm lệnh hoãn 3 ngày được Mỹ cấp cho các quốc gia, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen được cho là đã có các cuộc đàm phán nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại song phương. Trung Quốc nhắc lại rằng các bên là những đối tác thương mại quan trọng, có lợi ích gắn bó chặt chẽ với nhau. Thủ tướng Lý Cường cam kết Trung Quốc ủng hộ “toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại”. Các bên ủng hộ “giải pháp đàm phán cho tình hình hiện tại” và ngăn chặn leo thang hơn nữa. Cùng thời điểm đó, Bắc Kinh tuyên bố ý định tổ chức một hội nghị thượng đỉnh lớn với EU vào cuối tháng 7 năm 2025, ngay sau khi lệnh hoãn 90 ngày hết hạn.
Một yếu tố khác khiến Bắc Kinh và Brussels xích lại gần nhau hơn là mức thuế 25% mà Tổng thống Trump áp dụng đối với tất cả ô tô nhập khẩu vào Mỹ. Vào ngày 11 tháng 4, các bên bắt đầu thảo luận về việc nới lỏng chính sách thuế quan của EU đối với ô tô điện của Trung Quốc và thay thế thuế quan bằng hệ thống giá tối thiểu.
Kịch bản tiếp theo của mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và EU là khó có thể dự đoán. Khả năng xảy ra kịch bản tiêu cực và việc áp dụng mức thuế 20% mà Mỹ đã cảnh báo đối với EU là rất cao. Trong trường hợp này, Bắc Kinh và Brussels sẽ buộc phải xích lại gần nhau hơn, cố gắng tìm ra các điều khoản thỏa hiệp thuận lợi nhất cho sự hợp tác. Trong cuộc họp với Thủ tướng Lý Cường, bà Ursula von der Leyen đã nhắc lại nhu cầu cân bằng cán cân thương mại giữa các quốc gia, cũng như cung cấp cho hàng hóa châu Âu khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Rõ ràng, Brussels đang phải xoay sở trong tình hình hiện tại. Trong bất kỳ diễn biến nào của cuộc chiến thuế quan, EU sẽ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán với Bắc Kinh. Trong khi đó, Chính quyền Tổng thống Trump sẽ không từ bỏ chính sách kiềm chế Trung Quốc, ít nhất là bằng thuế quan. Ngược lại, Bắc Kinh sẽ tập trung vào việc tìm kiếm những quốc gia có cùng chí hướng và tạo ra một liên minh “chống thuế quan”. Bất kỳ ý định nào của Washington nhằm cô lập Trung Quốc sẽ gây ra những tác động rất lớn tới chuỗi cung ứng toàn cầu, vì Trung Quốc hiện được xem là “công xưởng của thế giới”, chiếm một phần cực lớn trong sản xuất và xuất khẩu hàng điện tử, máy móc, dược phẩm, pin, vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng.
Trung Quốc và EU có cả lợi ích song trùng và những khác biệt. Cạnh tranh giữa các bên sẽ không lắng xuống. Trung Quốc và EU sẽ tiếp tục tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm của mình, nhưng “mối đe dọa chung” sẽ đoàn kết họ lại với nhau, thúc đẩy họ tìm kiếm sự thỏa hiệp và thu hẹp đối đầu.
Hùng Anh (CTV)
{name} - {time}
-
2025-04-23 08:47:00
WFP dừng cứu trợ 650.000 phụ nữ, trẻ em do thiếu ngân quỹ
-
2025-04-21 15:52:00
Cuộc đối đầu thuế quan giữa Mỹ-Trung Quốc: Máy bay Boeing bị trả ngược lại Mỹ
-
2025-04-21 15:04:00
Cuộc chạy đua vào Nhà Xanh: Ứng viên Lee Jae-myung nới rộng khoảng cách
Liệu Tổng thống Trump có đang “bỏ quên” vấn đề hạt nhân của Triều Tiên
Thời gian đã hết: Động thái của Nga có thể mang tính quyết định ở Ukraine
Hé lộ mục đích công du Trung Đông của Tổng thống Mỹ Donald Trump
Đối thoại Nga - Mỹ: Đầu xuôi, liệu đuôi có lọt?
Khó có thỏa thuận ngừng bắn cho Ukraine vào lễ Phục sinh
Tại sao ông Trump đảo ngược cuộc chiến thương mại toàn cầu?
Bình luận quốc tế: Phương trình của sự thù địch
Nhìn lại 7 ngày “địa chấn” thương mại toàn cầu
“Cơn sóng thần” thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc