(Baothanhhoa.vn) - Với lợi thế gần 42 km bờ biển, có các cửa lạch Bạng, lạch Ghép và vụng Nghi Sơn, qua 15  xã, phường ven biển. Vì vậy, phát triển kinh tế biển được xác định là 1 trong 4 chương trình trọng tâm phát triển kinh tế ở thị xã Nghi Sơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thị xã Nghi Sơn phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững

Với lợi thế gần 42 km bờ biển, có các cửa lạch Bạng, lạch Ghép và vụng Nghi Sơn, qua 15 xã, phường ven biển. Vì vậy, phát triển kinh tế biển được xác định là 1 trong 4 chương trình trọng tâm phát triển kinh tế ở thị xã Nghi Sơn.

Thị xã Nghi Sơn phát triển kinh tế biển theo hướng bền vữngMô hình nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao tại phường Hải Thanh.

Để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương ven biển, thị xã Nghi Sơn định hướng phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững. Theo đó, thị xã Nghi Sơn đã thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế biển gắn với quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch điều chỉnh mở rộng Khu Kinh tế Nghi Sơn và chương trình phát triển đô thị tại các xã ven biển. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, như: bến cá, cảng cá, đường giao thông ra cảng cá, chợ cá; đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản... Thị xã cũng đã xây dựng các giải pháp phát triển theo hướng bền vững cho từng lĩnh vực của kinh tế biển. Đối với lĩnh vực khai thác thủy sản, thị xã chỉ đạo các xã ven biển quản lý và giảm dần số lượng tàu cá có chiều dài dưới 6m; đồng thời, thực hiện rà soát tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên, từ đó thông báo cho chủ tàu có nhu cầu đăng ký cải hoán, nâng cấp lên tàu cá có chiều dài trên 15m đủ điều kiện hoạt động tại vùng khơi, để xem xét chấp thuận cho chủ tàu tiến hành cải hoán, nâng cấp tàu cá theo quy định.

Trong nuôi trồng thủy sản, thị xã cũng đã xây dựng kế hoạch và thực hiện nâng cấp một số vùng nuôi trồng thủy sản, tăng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại xã Thanh Thủy, phường Hải Châu. Tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật nuôi các đối tượng thủy sản thế mạnh, như: tôm sú, tôm thẻ, một số loại cá nước ngọt, nuôi nhuyễn thể, xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững. Để nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng bền vững, thị xã cũng đã triển khai đánh giá tác động môi trường tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung để đề ra các biện pháp khắc phục và quản lý môi trường vùng nuôi. Qua đó, kiểm soát tác động gây ô nhiễm của các ngành khác đối với nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị xã. Khuyến khích các chủ đầm thực hiện tốt các khâu, các bước trong quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn, từ việc cải tạo ao nuôi, chọn thời điểm lấy nước, thời gian thả giống, chất lượng con giống phải được kiểm dịch là giống sạch bệnh, tích cực chăm sóc, theo dõi, quản lý, phòng trừ dịch bệnh trong quá trình nuôi. Trong phòng, trị bệnh cho con nuôi thủy sản, lấy phòng bệnh là chính, phòng chống bệnh gắn với quản lý nuôi trồng, thông qua công tác quản lý Nhà nước về thuốc thú y thủy sản, con giống, quản lý môi trường vùng nuôi và kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm những quy định của Nhà nước về nuôi trồng thủy sản.

Thực hiện phát triển theo hướng bền vững, kinh tế biển của thị xã Nghi Sơn chuyển dịch theo hướng giảm khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ. Theo đó, thị xã đã giảm được 475 tàu cá có công suất dưới 30 CV, đóng mới và cải hoán 261 tàu có công suất từ 90 CV trở lên đến trên 800 CV, nâng tổng số tàu, thuyền trên địa bàn thị xã lên 2.370 chiếc, với tổng công suất 225.805 CV. Tổng sản lượng khai thác trung bình hàng năm đạt hơn 31.260 tấn. Nuôi trồng thủy sản đã và đang phát triển mạnh, nhất là nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao được quan tâm, tập trung chỉ đạo và đang phát triển có hiệu quả, được nhân rộng trên địa bàn các xã, phường: Thanh Thủy, Hải Châu, Trúc Lâm, Xuân Lâm. Các mô hình tích tụ, tập trung đất đai nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghệ cao bước đầu cho kết quả tốt, như: nuôi tôm theo hướng công nghệ cao ở xã Thanh Thủy 30 ha, trong đó có 5 ha nuôi tôm theo công nghệ cao cho năng suất 15 - 20 tấn/ha/năm, giá trị thu nhập từ 2 - 2,5 tỷ đồng/ha/năm; nuôi tôm trong bể xi măng; nuôi hàu, nuôi các loại cá đạt giá trị kinh tế cao. Việc gắn khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản với chế biến, kết hợp với thu hút các doanh nghiệp, khuyến khích các hộ cá thể mở rộng đầu tư phát triển chế biến thủy, hải sản và hiện thị xã đã thu hút, phát triển được 45 công ty, 453 cơ sở chế biến thủy sản. Trong đó, nhiều công ty chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩn hàng xuất khẩu vào một số nước châu Á, một số sản phẩm có chất lượng cao giá trị xuất khẩu năm 2020 ước đạt 23,7 triệu USD; doanh thu chế biến thủy, hải sản hàng năm ước đạt gần 300 tỷ đồng.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]