(Baothanhhoa.vn) - Trong hàng ngàn các công trình lớn nhỏ đã được xây dựng trên mảnh đất xứ Thanh, nhiều công trình đã trở thành “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội cho vùng, cho tỉnh. Nhiều khi chỉ nhắc đến tên công trình ấy, người ta đã nghĩ ngay đến tỉnh Thanh Hóa, bởi nó là một phần không thể thiếu trong tổng thể hạ tầng cơ sở cũng như sự phát triển của tỉnh nhà.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những công trình khẳng định vị thế xứ Thanh

Trong hàng ngàn các công trình lớn nhỏ đã được xây dựng trên mảnh đất xứ Thanh, nhiều công trình đã trở thành “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội cho vùng, cho tỉnh. Nhiều khi chỉ nhắc đến tên công trình ấy, người ta đã nghĩ ngay đến tỉnh Thanh Hóa, bởi nó là một phần không thể thiếu trong tổng thể hạ tầng cơ sở cũng như sự phát triển của tỉnh nhà.

Những công trình khẳng định vị thế xứ ThanhCảng Nghi Sơn đang hoàn thiện theo hướng hiện đại.

Có lần là hành khách trên chuyến xe khách Bắc – Nam với hành trình từ TP Hồ Chí Minh về tỉnh Thái Bình, tôi nói xuống một trong 2 điểm qua TP Thanh Hóa nhưng nhà xe đều không biết. Khi nói xuống đầu cầu Nguyệt Viên, cả tài xế lẫn phụ xe đều tỏ ra “thông thái” hơn bởi đó là vị trí quá quen thuộc với họ, hình ảnh cây cầu đều được ghi nhớ trong đầu mỗi lần qua địa phận tỉnh Thanh. Có thể nói, cầu Nguyệt Viên là một công trình nhưng còn có ý nghĩa chẳng khác một địa danh đối với những người tỉnh ngoài thường đi qua Thanh Hóa. Còn nhớ những ngày đầu của năm 2015, Nhân dân trong tỉnh rất hân hoan khi cây cầu dài hơn 1km, hiện đại được cắt băng khánh thành. Đôi bờ Mã giang xa cách được nối liền, Nhân dân các xã phía Nam huyện Hoằng Hóa và các vùng lân cận về TP Thanh Hóa gần hơn 10km. Hiện tại, mỗi ngày có hàng chục nghìn lượt phương tiện giao thông Bắc – Nam lưu thông qua đây, cây cầu trở thành một phần không thể thiếu trong phát triển huyết mạch giao thông quốc gia.

Một ngày cuối tháng 12–2018, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn – Dự án FDI có vốn đầu tư lớn nhất Việt Nam khi ấy và bây giờ là lớn thứ 3 cả nước đã chính thức được khánh thành sau hơn 5 năm thi công. Một công trình sừng sững hiện hữu trên gần 400 ha đất ven biển Nghi Sơn mang theo kỳ vọng lớn lao về sự thành công, bảo đảm an ninh năng lượng nước nhà, đóng góp lớn cho tỉnh Thanh Hóa trong phát triển kinh tế - xã hội. Từ hàng triệu chi tiết máy, được các chuyên gia, kỹ sư trong và ngoài nước lắp ráp, khớp nối thành một nhà máy lọc hóa dầu hiện đại trong khu vực châu Á. Đây được coi là công trình thế kỷ, không những của tỉnh Thanh Hóa mà của cả nước trong nhiều năm qua.

Ngày nay, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn vẫn không ngừng hoạt động để cho ra những dòng xăng – dầu phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Từ Quốc lộ 1A cách xa nhiều cây số, nhiều người có thể dễ dàng nhận ra công trình siêu lớn này với những cột kim loại chọc trời, những bồn chứa khổng lồ, những khối máy móc liên hoàn đồ sộ. Bên trong nhà máy, một ngọn lửa đốt khí thừa luôn rực cháy trên cao, như thắp lên ngọn lửa của niềm tin và sự thịnh vượng mà nhà máy mang lại. Về đêm, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn rực sáng cả một vùng trời, tạo nên hình ảnh mà khó có dự án nào có được. Sự hoạt động của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã đóng góp nguồn thu khổng lồ cho ngân sách Nhà nước, gần tương đương 1/3 thu ngân sách tỉnh trong vài năm gần đây. Nói đến siêu dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhiều người nghĩ ngay đến Thanh Hóa. Nhắc về sự phát triển kinh tế của xứ Thanh, không thể không kể tới sự đóng góp của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Một công trình mà sự hoạt động của nó lại có ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển kinh tế của một tỉnh – cho thấy vai trò của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn như một bộ phận cấu thành của nền kinh tế tỉnh Thanh Hóa hiện tại, góp phần quan trọng trong việc tạo nên vị thế của xứ Thanh trong tương quan với các địa phương trong cả nước.

Cũng tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, trong khoảng 5 năm trở lại đây, hệ thống hạ tầng cảng biển Nghi Sơn đang phát triển từng ngày theo hướng hiện đại. Bộ Giao thông – Vận tải từng nhận định, Cảng Nghi Sơn có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam trong những năm qua. Theo điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hệ thống cảng biển Nghi Sơn được quy hoạch tổng cộng 64 bến; trong đó, có 12 bến container, 20 bến tổng hợp, còn lại là các bến chuyên dụng. Đến thời điểm hiện tại, Cảng Nghi Sơn đã có 21 bến đi vào hoạt động. Trong số đó, hiện đại bậc nhất hiện nay có 4 cầu cảng tổng hợp quốc tế của Công ty CP Gang thép Nghi Sơn, có thể tiếp nhận và cung cấp dịch vụ cho các tàu container có sức chở đến 3.500 TEU, tương đương trọng tải 30.000 đến 40.000 DWT.

Bước ngoặt quan trọng cho phát triển hệ thống Cảng Nghi Sơn là từ tháng 5–2019, Tập đoàn CMA – CGM (Cộng hòa Pháp đã mở tuyến hàng hải container quốc tế đến Nghi Sơn. Sự lớn mạnh của Cảng Nghi Sơn đã đưa tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những “thế lực” mạnh tại Việt Nam trong phát triển cảng biển; đưa xứ Thanh thành một trong những địa phương hàng đầu của cả nước trong phát triển kinh tế biển. Khi có cảng nước sâu này, quá trình thu hút đầu tư vào tỉnh cũng được thuận lợi hơn nhiều, bởi nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế đều quan tâm đến việc vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa của mình sau này bằng đường biển. Xu thế vận chuyển hàng hóa của thế giới trong tương lai sẽ chủ yếu bằng đường hàng hải. Hệ thống cảng biển của Thanh Hóa đang ngày càng hiện đại, đã và đang tạo nên vị thế của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội lâu dài.

Trong lĩnh vực du lịch, quần thể khách sạn – công trình nghỉ dưỡng – sân golf của Tập đoàn FLC hiện hữu tại phường Quảng Cư, TP Sầm Sơn đã trở thành bước nhảy vọt trong phát triển hạ tầng du lịch. Hệ thống khách sạn, nhà hàng được thiết kế đẹp mắt, đồ sộ đã góp phần làm thay đổi diện mạo vùng biển Sầm Sơn theo hướng phát triển hiện đại. Có thể nói, quần thể công trình hạ tầng du lịch FLC đã nâng tầm du lịch Sầm Sơn, đưa hoạt động du lịch biển tại đây phát triển cả 4 mùa thay vì chỉ mùa hè như trước.

Còn nhiều những công trình đã và đang góp phần tạo nên vị thế của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn phát triển mới. Có thể kể đến những tuyến đường giao thông lớn đã và đang được xây dựng, những khu đô thị hiện đại mọc lên khắp nơi, những nhà máy, xí nghiệp lớn góp phần tạo ra nhiều việc làm và nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh... “Một cực tăng trưởng mới” là cụm từ định danh để nói về sự vươn mình lớn dậy của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian gần đây. Vị thế mới của tỉnh cực Bắc miền Trung chính là nhờ phát triển mạnh về kinh tế - xã hội, là những công trình tầm cỡ mang theo vai trò thúc đẩy sự phát triển ấy. Những công trình lớn ấy cũng chính là tiền đề cho tỉnh, các địa phương trong tỉnh phát triển kinh tế - xã hội trong những giai đoạn tiếp theo.

Bài và ảnh: Lê Đồng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]