(Baothanhhoa.vn) - Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn được đầu tư xây dựng tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS), là công trình trọng điểm dầu khí quốc gia, với tổng mức đầu tư hơn 9 tỷ USD, công suất chế biến 10 triệu tấn dầu thô/năm - lớn nhất Việt Nam tới thời điểm hiện nay. Chủ đầu tư Dự án là Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), là liên doanh giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (25,1%), Công ty Dầu lửa quốc tế Kuwait- KPI (35,1%), Công ty Idemitsu- Nhật Bản (35,1%) và Mitsui Chemicals- Nhật Bản (5,7%).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lọc hóa dầu Nghi Sơn – động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn được đầu tư xây dựng tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS), là công trình trọng điểm dầu khí quốc gia, với tổng mức đầu tư hơn 9 tỷ USD, công suất chế biến 10 triệu tấn dầu thô/năm - lớn nhất Việt Nam tới thời điểm hiện nay. Chủ đầu tư Dự án là Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), là liên doanh giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (25,1%), Công ty Dầu lửa quốc tế Kuwait- KPI (35,1%), Công ty Idemitsu- Nhật Bản (35,1%) và Mitsui Chemicals- Nhật Bản (5,7%).

Lọc hóa dầu Nghi Sơn – động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Một góc Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Ảnh: M.H

Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn được khởi công xây dựng ngày 23-10-2013 và sau 44 tháng triển khai hợp đồng EPC thực hiện thiết kế, mua sắm, thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị với hơn 182 triệu giờ công lao động của gần 30.000 người vào lúc cao điểm, dự án đã được nghiệm thu hoàn thiện cơ khí vào ngày 30-4-2017. NSRP đã tiếp quản toàn bộ dự án từ Tổng thầu JGCS để chuẩn bị công tác chạy thử nhà máy. Sau thời gian chạy thử, ngày 14-11-2018, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn chính thức vận hành thương mại và bảo đảm ổn định. Dự án cũng tạo nhiều việc làm, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Theo thông tin từ NSRP, lượng dầu thô nhập về năm 2018 là 4 triệu tấn, đã sản xuất gần 3 triệu tấn và sản phẩm đạt 2,8 triệu tấn. Hiện nhà máy cũng đã sản xuất 12 dòng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật trong nước cũng như quốc tế, xuất bán cho các đối tác thương mại phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các dòng sản phẩm, như: Xăng RON 92, xăng RON 95, nhiên liệu phản lực, benzene, hạt nhựa PP, dầu diesel, lưu huỳnh... Năm 2018, dự án nộp ngân sách Nhà nước hơn 8.000 tỷ đồng; ngoài ra, trong giai đoạn xây dựng, dự án cũng đã đóng góp cho ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng từ các nhà thầu thi công, thuế nhập khẩu... Dự án được đầu tư xây dựng còn là nhân tố thúc đẩy gia tăng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Tĩnh Gia và hiện trên địa bàn huyện có hơn 800 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, thu hút đầu tư vào KKTNS đến nay là 175 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 113.379 tỷ đồng và 19 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 12,860 tỷ USD. Bên cạnh phát triển của các ngành công nghiệp, dự án còn mang lại sự tăng trưởng các dịch vụ, các dự án đầu tư cảng biển, nhà hàng, khách sạn, nhà ở cho chuyên gia, trường học, bệnh viện... cũng tăng nhanh đáp ứng nhu cầu phát triển của KKTNS và vùng phụ cận. Ngoài ra, trong suốt quá trình đầu tư xây dựng Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương, thu nhập bình quân của người lao động làm việc cho các nhà thầu đạt khoảng 8 triệu đồng/người/tháng. Đến nay, khi nhà máy đi vào vận hành có khoảng 1.327 lao động (lực lượng lao động này chủ yếu là các chuyên gia, kỹ sư, lao động có tay nghề kỹ thuật cao), với thu nhập bình quân năm 2018 đạt 36,745 triệu đồng/người/tháng. Toàn bộ lao động đều được NSRP bố trí phòng ở tại khu nhà dành cho chuyên gia và cán bộ, công nhân viên của NSRP tại KKTNS. Cũng trong thời gian triển khai xây dựng dự án, tổng thầu JGCS đã ký hợp đồng với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để thực hiện các gói thầu với giá trị hợp đồng lên tới 40.000 tỷ đồng. Trong thời gian vận hành dự án (70 năm), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có đủ điều kiện, năng lực tham gia thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ, đồ dùng, văn phòng phẩm, dọn dẹp vệ sinh môi trường xung quanh khu vực nhà máy, trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ, bảo dưỡng kỹ thuật... Nhiều hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng từ dự án đã tạo ra sự thay đổi về kết cấu hạ tầng tại KKTNS. Đồng thời, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế vào hạ tầng kỹ thuật của KKTNS và hạ tầng giao thông đối ngoại kết nối KKTNS với các vùng phụ cận (đường giao thông, cảng biển, hạ tầng các khu công nghiệp trong KKTNS...), tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư cho tỉnh Thanh Hóa.

Ngày 23-12-2018 vừa qua, NSRP đã tổ chức lễ vận hành thương mại Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với NSRP cũng như đối với tỉnh Thanh Hóa, đánh dấu Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã hoàn thành nghiệm thu sơ bộ và chính thức chuyển sang vận hành thương mại. Dự kiến năm 2019, dự án vận hành đạt khoảng 80% công suất thiết kế và cũng từ năm 2019 đóng góp vào ngân sách từ 20.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng mỗi năm (tùy thuộc vào giá dầu thô trên thế giới). Khi chuyển sang giai đoạn vận hành thương mại, mỗi tháng NSRP sẽ tiếp nhận 3 tàu dầu thô từ Công ty Dầu khí KPC- Kuwait. Với công suất chế biến 10 triệu tấn dầu thô/năm (200.000 thùng/ngày), Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ cung cấp khoảng 40% nhu cầu thị trường xăng dầu trong nước; xuất khẩu hàng triệu tấn sản phẩm hóa dầu benzen, para-xylen và hạt nhựa polypropylene..., thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và khu vực. Đồng thời, nâng cao tính tự chủ trong việc sản xuất các sản phẩm lọc hóa dầu của Việt Nam và tăng cường bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Xuân Hùng


Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]