(Baothanhhoa.vn) - Giai đoạn nửa đầu năm 2021, khi tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh chưa phức tạp, huyện Nga Sơn đã có công nhân nhiễm COVID-19. Đến đầu tháng 9, trường hợp F0 tại đám tang ở thị trấn Nga Sơn lây lan dịch từ Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực đã phát tán thành ổ dịch phức tạp trên nhiều xã, thị trấn trong huyện. Các đợt giãn cách xã hội từng xã, khu phố, rồi toàn huyện đã gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất của các ngành nghề nông thôn trên địa bàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vực dậy ngành nghề nông thôn huyện Nga Sơn sau ảnh hưởng dịch bệnh

Giai đoạn nửa đầu năm 2021, khi tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh chưa phức tạp, huyện Nga Sơn đã có công nhân nhiễm COVID-19. Đến đầu tháng 9, trường hợp F0 tại đám tang ở thị trấn Nga Sơn lây lan dịch từ Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực đã phát tán thành ổ dịch phức tạp trên nhiều xã, thị trấn trong huyện. Các đợt giãn cách xã hội từng xã, khu phố, rồi toàn huyện đã gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất của các ngành nghề nông thôn trên địa bàn.

Vực dậy ngành nghề nông thôn huyện Nga Sơn sau ảnh hưởng dịch bệnh

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại thị trấn Nga Sơn.

Để không làm đứt gãy các chuỗi sản xuất, Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Nga Sơn đã quán triệt quan điểm thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế. UBND huyện đã chủ động đề ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, đồng thời thực hiện song hành vừa ngăn chặn dịch, vừa cho phép các doanh nghiệp, cơ sở đủ điều kiện vẫn duy trì sản xuất. Theo đó, những tháng cuối năm, các hoạt động sản xuất đều khôi phục tốt và tăng trưởng trở lại.

Tại thôn 5, xã Nga Thanh, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của gia đình anh Vũ Ngọc Thư vẫn tấp nập những tháng cuối năm. Khu xưởng sản xuất với tổng diện tích 3.000m2 luôn rộn rã tiếng nói cười và âm thanh của go dệt. Gần 20 công nhân, mỗi người một việc, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cây cói như: giỏ cói, thảm chùi chân, hộp đựng đồ, chiếu các loại... Bà Đinh Thị Hòa, công nhân sản xuất tại xưởng thủ công mỹ nghệ, chia sẻ: “Thời gian gần đây, đơn hàng nhiều nên công việc ổn định, bởi vậy, chúng tôi hào hứng làm tăng ca để bù đắp trong thời gian giãn cách, giúp cho anh chị em công nhân tăng thu nhập”.

Theo anh Thư, chủ cơ sở sản xuất, tình hình dịch bệnh COVID-19 tuy gây khó khăn trong khâu vận chuyển hàng hóa, nhưng gia đình đã đấu mối với một đơn vị trung gian để tìm thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ được tiêu thụ tại thị trường nội địa, như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và một số tỉnh phía Bắc. Dịch bệnh vừa là thách thức, nhưng cũng là cơ hội cho hoạt động tiểu thủ công nghiệp ở đây, bởi bà con hạn chế đi lại, chuyên tâm vào sản xuất. Giai đoạn cuối năm 2021, mỗi tháng chúng tôi thu mua khoảng 10 tấn cói khô làm nguyên liệu sản xuất. Năm 2020 doanh thu của cơ sở đạt 2 tỷ đồng, năm 2021, nhờ tăng sản lượng và mở rộng thêm thị trường cho sản phẩm nên giá trị sản xuất tăng lên khoảng 10 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Hữu Thọ, cán bộ Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Nga Sơn, cho biết: Hoạt động tiểu thủ công nghiệp của huyện giải quyết việc làm cho hơn 7.000 lao động với mức thu nhập trung bình 5,6 triệu đồng/người/tháng. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nhất là từ nguyên liệu cói xuất khẩu đến được thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc và một số nước EU. Tình hình dịch bệnh COVID-19 tuy gây khó khăn, nhất là giá vận chuyển tăng cao làm giảm bớt lợi nhuận nhưng các cơ sở trong huyện lại tăng năng suất nên mọi hoạt động sản xuất vẫn ổn định.

Với lĩnh vực công nghiệp, giai đoạn dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp, công ty may mặc trên địa bàn huyện đều giảm cả về sản phẩm cũng như giá trị, hàng sản xuất chậm tiêu thụ, thiếu nguyên liệu. Song đến nay đã vực dậy, duy trì sản xuất bình thường. Thống kê từ UBND huyện Nga Sơn, giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện năm 2021 đạt 2.318 tỷ đồng, bằng 110% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 100% kế hoạch đề ra. Nhiều sản phẩm công nghiệp còn có sản lượng tăng cao, như: quần áo các loại đạt 25,6 triệu sản phẩm, tăng 19,6% cùng kỳ; đồ chơi trẻ em đạt 7.277 tấn, tăng 21% cùng kỳ; đá khai thác các loại đạt 360.000m3, tăng 8% cùng kỳ... Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng khá so với cùng kỳ là bởi công tác phòng dịch được kiểm soát tốt, ngay cả thời điểm tháng 9 khi xuất hiện ổ dịch phức tạp nhưng đã được khoanh vùng dập nhanh chóng nên đa số các ngành sản xuất được duy trì và phát triển trở lại. Mặt khác, các doanh nghiệp đẩy mạnh quảng bá để phát triển thêm nhiều thị trường mới.

Các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện duy trì nhịp sản xuất trở lại, đã góp phần đưa giá trị hàng hóa xuất khẩu huyện Nga Sơn trong năm 2021 cán đích 100 triệu USD, đạt 100% kế hoạch đề ra và bằng 121,3% so với cùng kỳ. Trong đó, mặt hàng may mặc xuất khẩu đạt 88 triệu USD, các hàng thủ công mỹ nghệ và mặt hàng cói đạt 12 triệu USD. Đó cũng chính là yếu tố quan trọng để huyện Nga Sơn đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất năm 2021 lên 13,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 49 triệu đồng năm 2021, tăng 3,33 triệu đồng so với năm 2020.

Bài và ảnh: Lê Đồng


Bài và ảnh: Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]