(Baothanhhoa.vn) - Năm 2021, bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) đã xảy ra trên địa bàn tỉnh từ ngày 3-2-2021, đến nay dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế, nhưng nguy cơ bệnh VDNC tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao. Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện hiệu quả “Kế hoạch phòng chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 - 2030”.

Triển khai Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò giai đoạn 2022 - 2030

Năm 2021, bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) đã xảy ra trên địa bàn tỉnh từ ngày 3-2-2021, đến nay dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế, nhưng nguy cơ bệnh VDNC tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao. Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện hiệu quả “Kế hoạch phòng chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022 - 2030”.

Triển khai Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò giai đoạn 2022 - 2030

Tổ chức tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu độc trước các thời điểm có nguy cơ cao phát sinh dịch VDNC.

Theo đó, cần khẩn trương thực hiện một số nội dung sau: Xây dựng, trình duyệt, bố trí kinh phí, nguồn lực triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch. Phân công lực lượng chủ động triển khai giám sát dịch bệnh đến tận thôn, bản, khu phố để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh VDNC ngay khi mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh từ cấp thôn/bản đến cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo đúng quy định. Tổ chức rà soát, thống kê số lượng trâu, bò và tập trung nguồn lực triển khai công tác tiêm vắc xin phòng bệnh VDNC cho đàn trâu, bò đợt 1 năm 2022. Tổ chức tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng tiêu độc trước các thời điểm có nguy cơ cao phát sinh dịch VDNC trên địa bàn. Quản lý chặt chẽ công tác con giống trên địa bàn đảm bảo gia súc giống khi đưa vào chăn nuôi phải đủ tiêu chuẩn, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kiểm dịch thú y.

Bên cạnh đó, xây dựng và nhân rộng các mô hình, cơ sở chăn nuôi trâu, bò áp dụng có hiệu quả các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học,…tại khu chăn nuôi, bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất, tu sữa chuồng trại, chống rét, mưa, gió để nâng cao sức đề kháng cho gia súc. Tăng cường công tác quản lý vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc trên địa bàn quản lý để ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh, không rõ nguồn gốc; đối với các huyện biên giới, huyện tiếp giáp với các tỉnh khác kiểm soát chặt chẽ vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc từ ngoài vào địa bàn huyện.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về nguy cơ, dấu hiệu nhận biết bệnh, tác hại và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC.

Lê Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]