(Baothanhhoa.vn) - Với tinh thần đổi mới, phát huy vai trò chủ thể của phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã phát huy tốt vai trò kết nối, khai thác nguồn lực, vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới phát triển hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội khảo sát, phân loại hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ để có phương án hỗ trợ phù hợp, hiệu quả.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường khai thác các nguồn vốn hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

Với tinh thần đổi mới, phát huy vai trò chủ thể của phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã phát huy tốt vai trò kết nối, khai thác nguồn lực, vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới phát triển hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội khảo sát, phân loại hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ để có phương án hỗ trợ phù hợp, hiệu quả.

Tăng cường khai thác các nguồn vốn hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

Được hỗ trợ vốn vay, chị Hoàng Thị Dung, xã Trường Sơn (Nông Cống) phát triển nghề đan lát thủ công, tạo việc làm cho nhiều lao động.

Các cấp hội đã tập trung vận động, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên phụ nữ đổi mới tư duy, cách làm, mạnh dạn phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường; hỗ trợ phụ nữ tiếp cận nguồn vốn tín dụng, khoa học - kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh; mở rộng các loại hình tiết kiệm, quan tâm đầu tư xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Với phương châm “Trao cần câu” để hộ tự câu cá, các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đã đi sâu vào việc hỗ trợ các mô hình sinh kế, khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ có sự bám sát, theo dõi mô hình của cán bộ hội. Trong đó, ưu tiên, hướng dẫn hội viên tham gia các mô hình kinh tế tập thể để cùng hỗ trợ nhau phát triển bền vững, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, nỗ lực, phấn đấu vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Theo báo cáo của Hội LHPN tỉnh, các cấp hội đã đẩy mạnh hoạt động vay vốn qua các kênh ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô Thanh Hóa, Quỹ TYM với tổng dư nợ đạt 9.364 tỷ đồng cho 192.684 hội viên, phụ nữ vay; liên kết, phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp nữ dạy nghề, giới thiệu, tạo việc làm cho lao động nữ và đã có hơn 7.700 lao động nữ được học nghề, trong đó Trung tâm Dạy nghề phụ nữ tỉnh tổ chức 34 lớp sơ cấp nghề cho hơn 1.000 hội viên, phụ nữ; vận động thêm các nguồn vốn qua chương trình, dự án, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học... để hỗ trợ hội viên có thêm nguồn lực phát triển sản xuất; khai thác chương trình “Ngân hàng bò” để hỗ trợ hội viên khó khăn, nhất là hội viên vùng miền núi để từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, giúp các chị có điều kiện sản xuất, vươn lên trong cuộc sống. Trong năm, Hội LHPN tỉnh phối hợp với các nhà tài trợ trao 40 con trâu, bò sinh sản cho phụ nữ nghèo các huyện Ngọc Lặc, Nông Cống và thị xã Nghi Sơn. Hội LHPN cấp huyện và cơ sở trao 122 con bò sinh sản trị giá hơn 1,2 tỷ đồng cho phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Các cấp hội hỗ trợ thành lập 37 mô hình kinh tế tập thể tạo việc làm cho 747 hội viên, phụ nữ, nâng tổng số mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ toàn tỉnh lên 313 mô hình (trong đó có 80 HTX, 76 tổ hợp tác và 157 tổ liên kết); vận động thành lập được 130 doanh nghiệp do nữ làm chủ; duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của hiệp hội doanh nhân nữ và 14 câu lạc bộ nữ doanh nhân. Cùng với đó, các tổ chức hội vận động doanh nghiệp tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, nhân đạo từ thiện, hỗ trợ, giải quyết việc làm cho hơn 12.000 lao động nữ.

Ngoài ra, Hội LHPN tỉnh còn chủ động, phối hợp với các tổ chức liên quan, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, như: Ngày “Phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp”, chương trình “Khởi đầu mới”; chương trình talkshow “Xây dựng thế hệ lãnh đạo kế cận và ra mắt Câu lạc bộ Doanh nhân F1 Thanh Hóa”... Các hoạt động trên đã góp phần tạo điều kiện, cơ hội, động lực cho hội viên, phụ nữ mạnh dạn phát triển kinh tế, khởi nghiệp thành công. Năm 2020, toàn tỉnh có 12.226 hộ nghèo được các cấp hội giúp bằng nhiều hình thức, tổng trị giá trên 7 tỷ đồng (dự ước số hộ được hội giúp thoát nghèo là 3.192 hộ).

Để đánh giá xác thực tính hiệu quả của các mô hình phát triển kinh tế đã được hỗ trợ, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã tổ chức đoàn kiểm tra trực tiếp nhiều mô hình ở các địa phương, nhất là vùng miền núi, nông thôn khó khăn. Qua kiểm tra thực tế cho thấy, nhiều hộ phụ nữ, tổ hợp tác, HTX của hội viên, phụ nữ được hỗ trợ vốn, phương tiện hay kỹ thuật đều làm ăn rất hiệu quả. Qua đó kịp thời nhân rộng các mô hình hay, các điển hình tiên tiến, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong hội viên, phụ nữ, dần khẳng định vai trò, vị thế người phụ nữ trong gia đình và xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới các cấp hội LHPN trong tỉnh tiếp tục thực hiện các chương trình, đề án “tiếp sức” cho hội viên, phụ nữ trong phát triển kinh tế; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng khởi nghiệp cho hội viên; tranh thủ các nguồn vốn và kêu gọi các doanh nghiệp, mạnh thường quân quan tâm đến công tác an sinh xã hội, hỗ trợ phụ nữ khó khăn; phối hợp với ngành chức năng hỗ trợ phụ nữ các địa phương xây dựng sản phẩm OCOP vừa để quảng bá, giữ thương hiệu, vừa nâng giá thành sản phẩm một cách tốt nhất... góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Bài và ảnh: Lê Hà


Bài và ảnh: Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]