(Baothanhhoa.vn) - Thống kê mới nhất của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NS &VSMTNT) cho thấy, toàn tỉnh hiện có 21 nhà máy cấp nước sạch nông thôn tập trung hoạt động cấp nước sạch cho 110 xã. Trong đó, Trung tâm NS&VSMTNT quản lý 10 công trình cấp nước sạch nông thôn với phạm vi cấp nước thuộc địa bàn 30 xã của các huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Nga Sơn, Hậu Lộc, Nông Cống, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa; còn lại là các công trình thuộc quản lý của doanh nghiệp đầu tư.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy hiệu quả sau đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn

Thống kê mới nhất của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (NS &VSMTNT) cho thấy, toàn tỉnh hiện có 21 nhà máy cấp nước sạch nông thôn tập trung hoạt động cấp nước sạch cho 110 xã. Trong đó, Trung tâm NS&VSMTNT quản lý 10 công trình cấp nước sạch nông thôn với phạm vi cấp nước thuộc địa bàn 30 xã của các huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Nga Sơn, Hậu Lộc, Nông Cống, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa; còn lại là các công trình thuộc quản lý của doanh nghiệp đầu tư.

Phát huy hiệu quả sau đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn

Cán bộ kỹ thuật nhà máy nước sạch thuộc tiểu dự án cấp nước sạch cho 9 xã, thị trấn huyện Nga Sơn kiểm tra hệ thống xử lý nước.

Việc huy động nguồn lực hỗ trợ và thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng các công trình nước sạch đã góp phần đưa tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, để duy trì hoạt động và phát huy hiệu quả các công trình nhằm mang lại nguồn nước sạch ổn định cho người dân khu vực nông thôn là vấn đề khó, đòi hỏi sự đổi mới trong công tác quản lý, đầu tư và vận hành. Ông Lê Văn Nghĩa, Trưởng Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật, Trung tâm NS&VSMTNT, cho biết: Trên địa bàn tỉnh ta, từ nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình ADB, WB8, JICA... và đầu tư của một số doanh nghiệp, nhiều công trình nước sạch nông thôn được xây dựng, tác động trực tiếp tới chất lượng cuộc sống khu vực nông thôn. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số công trình nước sạch được đầu tư xây dựng, song trong quá trình vận hành đã bộc lộ nhiều hạn chế, nhanh xuống cấp, thậm chí hư hỏng không sử dụng được, làm lãng phí nguồn vốn của Nhà nước và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Trước thực trạng đó, đặt ra vấn đề “muốn phát huy được hiệu quả các công trình nước sạch nông thôn thì công tác quản lý, vận hành của các đơn vị chủ quản phải có những đổi mới và tổ chức chặt chẽ”. Theo đó, những năm gần đây, tỉnh ta đã xây dựng, duy trì 4 mô hình tổ chức quản lý vận hành, gồm: Mô hình doanh nghiệp, mô hình đơn vị sự nghiệp công lập, mô hình HTX quản lý và mô hình cộng đồng quản lý.

Nhà máy nước sạch thuộc tiểu dự án cấp nước sạch cho 9 xã, thị trấn huyện Nga Sơn, gồm: Nga Tân, Nga Văn, Nga Tiến, Nga Hưng, Nga Thanh, Nga Mỹ, Nga Yên, Nga Liên và thị trấn Nga Sơn thuộc “Chương trình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả 8 tỉnh Đồng bằng Sông Hồng”. Tiểu dự án có tổng vốn đầu tư 213,87 tỷ đồng từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới, vốn đối ứng và đóng góp của nhân dân. Sau khi được đầu tư xây dựng, nhà máy nước thuộc quản lý của Trung tâm NS&VSMTNT. Theo đó, trung tâm xây dựng đội ngũ quản lý, vận hành nhà máy và đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả vận hành công trình và chất lượng cung cấp nước cho người dân. Theo đánh giá của UBND xã Nga Văn, ban đầu, khi nhà máy được đưa vào vận hành, sử dụng, nhiều hộ dân còn lo ngại, hoài nghi về tính hiệu quả của các công trình cấp nước này, bởi thực tế có nhiều công trình cấp nước tập trung chỉ hoạt động hiệu quả được thời gian đầu, sau đó xuống cấp, chất lượng nước không đạt yêu cầu hoặc ngừng hoạt động. Tuy nhiên, đến nay, chất lượng công trình bảo đảm nên khoảng 85% hộ dân trên địa bàn xã Nga Văn đã dùng và đăng ký đấu nối để được sử dụng nước sạch.

Thực tiễn triển khai cho thấy, mô hình doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập quản lý công trình cấp nước nông thôn tập trung có nhiều ưu điểm, như: Tính ổn định, chuyên nghiệp; được trang bị đầy đủ công cụ và phương tiện kiểm tra, xử lý kịp thời sự cố xảy ra trong quá trình vận hành; chất lượng nước được xét nghiệm định kỳ, chịu sự giám sát của người dân và các cơ quan chuyên môn; công tác duy tu bảo dưỡng được thực hiện thường xuyên, máy móc, thiết bị được bảo dưỡng định kỳ; có nhiều điều kiện thuận lợi để cải tiến công nghệ, nâng cấp thiết bị... do đó chất lượng bảo đảm, hiệu quả sau đầu tư được duy trì và phát huy. Mặt khác, các công trình cấp nước phân tán (chủ yếu là công trình cấp nước hợp vệ sinh và công trình nước tự chảy ở khu vực miền núi) thường giao cho UBND xã quản lý và được UBND xã giao cho tổ quản lý vận hành, chỉ được tập huấn quản lý vận hành và làm việc kiêm nhiệm nên hiệu quả không cao; nhiều công trình nhanh xuống cấp, hư hỏng nhưng không có kinh phí để duy tu, bảo dưỡng dẫn đến hư hỏng, tính bền vững không cao.

Trao đổi với chúng tôi, đại diện lãnh đạo Trung tâm NS&VSMTNT, nhấn mạnh: Để phát huy hiệu quả sau đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn cần có đội ngũ cán bộ quản lý vững chuyên môn, kỹ thuật; xây dựng hệ thống quy chế chặt chẽ về chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch vận hành của nhà máy theo từng lộ trình cụ thể, tránh thất thu và thất thoát nguồn nước sạch. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành, địa phương cần tuyên truyền sâu rộng tới người dân về lợi ích sử dựng nước sạch trong sinh hoạt nhằm tăng tỷ lệ sử dụng nước sạch tại nông thôn, thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các nhà máy và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng tới thực hiện thắng lợi Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình quốc gia cấp nước an toàn.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]