(Baothanhhoa.vn) - Sau 6 tháng thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, ngày 6-8-2021, Thanh Hoá là một trong những tỉnh đầu tiên trên cả nước công bố hết dịch bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò.

Nỗ lực khống chế dịch, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Sau 6 tháng thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, ngày 6-8-2021, Thanh Hoá là một trong những tỉnh đầu tiên trên cả nước công bố hết dịch bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò.

Nỗ lực khống chế dịch, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Đây là kết qủa đáng ghi nhận của ngành nông nghiệp, các địa phương và Nhân dân toàn tỉnh trong việc khống chế, kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, góp phần hoàn thành mục tiêu tổng đàn trâu bò trên địa bàn tỉnh đạt trên 460.000 con trong năm 2021.

Xảy ra đồng loạt ở nhiều địa phương

Bệnh VDNC là bệnh truyền nhiễm do một loại virrus thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Đường lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp. Bệnh thường xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng có thời tiết ấm, gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng và có thể chết.

Ngày 3-2-2021, ổ dịch đầu tiên xuất hiện tại phường Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn) với 58 con trâu, bò nhiễm bệnh. Đồng thời, lây lan nhanh, mạnh ở 1.380 thôn, bản của 340 xã tại 25 huyện, thị xã, thành phố, với hơn 7.630 con trâu, bò nhiễm bệnh, buộc phải tiêu huỷ 1.996 con (trong đó, có 1.376 con bê dưới 6 tháng tuổi).

Nỗ lực khống chế dịch, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Xác định đây là loại dịch, bệnh lần đầu tiên xuất hiện tại tỉnh Thanh Hoá nói chung và Việt Nam nói riêng, trong nước chưa có vắc - xin phòng bệnh, do đó đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo, phòng, chống dịch quyết liệt, cao độ của tỉnh, ngành nông nghiệp và các địa phương.

Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch

Nỗ lực khống chế dịch, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Trong hơn 6 tháng bị ảnh hưởng của dịch bệnh VDNC, Ngành nông nghiệp và PTNT đã tham mưu ban hành kịp thời hệ thống văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả công tác phòng, chống bệnh như: Kế hoạch số 269/KH-UBND ngày 21/12/2020, Chỉ thị số 29/CT-UBND ngày 29/12/2020, Công điện số 06/CĐ-UBND ngày 31/3/2021 của UBND tỉnh… nhằm chỉ đạo, đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống và chủ động xây dựng kịch bản ứng phó khi dịch, bệnh xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh.

Nỗ lực khống chế dịch, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Với phương châm “chống dịch như chống giặc”, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp đã nhanh chóng được kiện toàn và hoạt động, tăng cường giám sát dịch, bệnh đến tận thôn, bản để sớm phát hiện sớm, xử lý và khống chế dịch bệnh. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin cho Nhân dân nắm rõ về các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh, mức độ nguy hiểm, cách phòng, chống bệnh. Thực hiện ký cam kết giữa người dân và chính quyến địa phương không bán chạy, không giết mổ, không vứt xác gia súc chết, gia súc bệnh ra môi trường; không thực hiện nuôi thả rông trâu bò trong vùng dịch. Nghiêm cầm việc buôn bán, vận chuyên, giêt mô, tiêu thụ trâu, bò và sản phẩm trâu, bò trên địa bàn xã, phường trong thời gian có dịch. Thành lập các chốt kiểm soát lưu động trên các tuyên giao thông ra vào địa bàn các xã với sự tham gia của lực lượng thú y, công an, dân quân tự vệ... trực 24/24 giờ nhằm ngăn chặn không đưa trâu bò, sản phẩm trâu bò ra ngoài vùng dịch; ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vận chuyên trâu, bò ra, vào các xã, phường có dịch.

Nỗ lực khống chế dịch, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Bên cạnh công tác tuyên truyền, Ngành Nông nghiệp đã huy động 93.971 lít thuốc thực hiện tiêu độc, khử trùng; 130,5 tấn vôi bột; 7.559 lít thuốc diệt côn trùng, ruối, muỗi, ve, mòng... để cấp phát cho các địa phương, hộ gia đình phòng, chống dịch bệnh.

Điểm nhấn trong kết quả đạt được nữa chính là tỉnh Thanh Hoá đã phát huy hiệu quả của nguồn vắc - xin phòng bệnh. Ngay khi xác định mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hoá đã nhanh chóng làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y, đơn vị cung ứng và nhập khẩu vắc - xin để nhanh chóng thực hiện tiêm thử nghiệm, đánh giá kết quả và chuẩn bị điều kiện để tổ chức tiêm trên diện rộng, tạo miễn dịch cá thể, quần thể.

Ông Lưu Tuấn Nghĩa, Giám độc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Cẩm Thuỷ cho biết: Với lực lượng thú y cơ sở mỏng, các xã, thị trấn đã trích kinh phí để thuê thêm cán bộ thú y nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng, bảo vệ đàn trâu, bò trên địa bàn. Nhờ đó 99% trâu, bò trong diện tiêm được tiêm phòng đầy đủ, hạn chế dịch bệnh lây lan và gây tổn thất cho người chăn nuôi.

Nỗ lực khống chế dịch, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Theo đánh giá của Chi cục Thú y vùng 3, Thanh Hóa là một trong những tỉnh tiêm phòng vắc - xin viêm da nổi cục cho đàn trâu bò đạt tỷ lệ cao nhất cả nước. Đây là một trong những biện pháp kiềm chế có hiệu quả dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu bò.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình hưởng ứng của người dân và nhất là sự nhiệt huyết, hi sinh của hệ thống cán bộ thú y cơ sở, tỉ lệ tiêm vắc - xin VDNC trên trâu bò của tỉnh đạt 97,59% diện tiêm. Đàn trâu, bò được bảo vệ an toàn trước dịch bệnh VDNC.

Đánh dấu sự “trưởng thành” của Ngành chăn nuôi tỉnh Thanh Hoá

Nỗ lực khống chế dịch, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Tính đến ngày 6-8, những con trâu bò bị nhiễm bệnh cuối cùng của tỉnh đã được chữa khỏi bệnh và đánh dấu sự kiện tỉnh Thanh Hoá đã công bố hết dịch VDNC trên đàn trâu bò. Những nỗ lực, quyết tâm và kỳ vọng của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân và những đơn vị liên quan của tỉnh đã được đền đáp.

Nỗ lực khống chế dịch, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Ông Đặng Văn Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, nhấn mạnh: Sự kiện công bố hết dịch đánh dấu sự “trưởng thành” về trình độ, khả năng ứng phó với dịch, bệnh nhất là những loại dịch bệnh lạ, mới của Ngành thú y tỉnh Thanh Hoá. Tuy nhiên, các địa phương không nên chủ quan, lơ là trong công tác kiểm soát dịch bệnh.

Thời gian tới cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như: Người chăn nuôi cần chú ý theo dõi sức khỏe gia súc; tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất để nâng sức đề kháng cho vật nuôi; Kiểm soát chặt chẽ để phát hiện sớm các hộ gia đình có trâu bò mắc bệnh trên địa bàn đế có các biện pháp xử lý kịp thời. Tiến hành các biện pháp tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại, đường làng, ngõ xóm, bãi chăn thả; diệt các loại côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng... bằng các loại hóa chất phù hợp. Nhất là đẩy mạnh thực hiện tiêm phòng bổ sung vắc - xin VDNC cho đàn trâu, bò đến tuổi tiêm phòng trên địa bàn toàn tỉnh.

Nỗ lực khống chế dịch, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Hiện nay, Ngành chăn nuôi tỉnh Thanh Hoá nói riêng và cả nước nói chung đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nguy cơ xâm nhiễm của các loại dịch bệnh, như: Dịch Tả lợn châu Phi, cúm A/H5N1, A/H5N6, A/H5N8… Vì vậy, để chủ động tạo miễn dịch cho đàn gia súc, gia cầm với các mầm bệnh nguy hiểm ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh phát sinh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện công tác tiêm phòng vắc - xin gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2021 theo đúng quy định. Phấn đấu hoàn thành công tác tiêm phòng đợt 2 năm 2021 trước ngày 30-9-2021.

Lê Hoà - Lê Ngọc


Lê Hoà - Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]