(Baothanhhoa.vn) - Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống lâu đời của phụ nữ các dân tộc miền núi. Theo thời gian, nghề dệt thổ cẩm đang mai một ở nhiều nơi và có nguy cơ mất hẳn. Là người luôn đam mê, trăn trở với sắc màu thổ cẩm, chị Hà Thị Dung, ở Phố Đòn, xã Lũng Niêm (Bá Thước) đã khôi phục thành công nghề dệt, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động nữ tại địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Người phụ nữ trăn trở với nghề dệt thổ cẩm

Người phụ nữ trăn trở với nghề dệt thổ cẩm

Chị Hà Thị Dung ở xã Lũng Niêm (Bá Thước) luôn luôn trăn trở để gìn giữ và phát huy được nghề.

Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống lâu đời của phụ nữ các dân tộc miền núi. Theo thời gian, nghề dệt thổ cẩm đang mai một ở nhiều nơi và có nguy cơ mất hẳn. Là người luôn đam mê, trăn trở với sắc màu thổ cẩm, chị Hà Thị Dung, ở Phố Đòn, xã Lũng Niêm (Bá Thước) đã khôi phục thành công nghề dệt, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động nữ tại địa phương.

Yêu nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình qua những bộ váy áo thổ cẩm truyền thống, chị Dung vẫn luôn luôn trăn trở làm sao để gìn giữ và phát huy được nghề. Năm 2006, trong khi hầu hết phụ nữ trong làng đã bỏ nghề dệt thổ cẩm thì chị Dung lại quyết tâm khôi phục. Chị Dung đã vay vốn, mua thêm khung cửi, dạy nghề cho phụ nữ trong xã để thu gom sản phẩm, đồng thời mở cơ sở may.

Theo chị Hà Thị Dung, thời gian đầu thành lập cơ sở, chị gặp không ít khó khăn, do một số chị em không biết thêu, dệt. Song, được sự động viên của gia đình, anh em, bạn bè và chính quyền địa phương, chị Dung đã vận động những người có kinh nghiệm lâu năm làm nghề dệt thổ cẩm trong xã tham gia dạy nghề, trao đổi kinh nghiệm và sưu tầm các mẫu dệt thổ cẩm cổ xưa kết hợp với những hoa văn hiện đại để tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng hoa văn, họa tiết tinh xảo. Hiện nay, phụ nữ xã Lũng Niêm có thể dệt được 8 loại thổ cẩm. Cơ sở may của chị Dung cũng sản xuất ra nhiều sản phẩm, trang phục của các dân tộc khác nhau, cung cấp cho các huyện miền núi lận cận như: Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát và đặc biệt được bày bán phổ biến ở các điểm du lịch như: bản Đôn, thác Hiêu (huyện Bá Thước), hang cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thủy)... Từ việc khôi phục nghề dệt, chị Hà Thị Dung có thu nhập ổn định 20-30 triệu đồng/tháng, tạo việc làm cho 40 phụ nữ tại xã Lũng Niêm, đồng thời tạo điều kiện cho 10 chị em lấy sản phẩm đi tiêu thụ với mức thu nhập từ 4-6 triệu đồng/người/tháng.

Sự trăn trở, niềm đam mê yêu nghề và sự quyết tâm thành công trong khôi phục nghề dệt thổ cẩm của chị Hà Thị Dung đã góp phần giữ gìn nét đẹp truyền thống của người dân tộc Thái, góp thêm một sản phẩm phục vụ phát triển du lịch tại địa phương.

Quang Nhật


Quang Nhật

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]