(Baothanhhoa.vn) - Xuất hiện trên địa bàn xã từ năm 2007, đến nay nghề làm mi mắt giả đã trở nên quen thuộc đối với chị em xã Hoằng Trinh (Hoằng Hóa). Nghề làm mi mắt giả ở Hoằng Trinh, hiện đang thu hút trên 350 lao động nữ trong, ngoài xã, với thu nhập từ 3-5 triệu đồng/người/tháng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghề làm mi mắt giả tạo thêm công ăn, việc làm cho phụ nữ nông thôn

Xuất hiện trên địa bàn xã từ năm 2007, đến nay nghề làm mi mắt giả đã trở nên quen thuộc đối với chị em xã Hoằng Trinh (Hoằng Hóa). Nghề làm mi mắt giả ở Hoằng Trinh, hiện đang thu hút trên 350 lao động nữ trong, ngoài xã, với thu nhập từ 3-5 triệu đồng/người/tháng.

Hội viên hội LHPN xã Thiệu Nguyên sản xuất mi mắt giả.

Chị Trần Thị Tâm, thôn 4, xã Hoằng Trinh chia sẻ: Làm nghề này vừa có thu nhập lại có thời gian chăm sóc gia đình, khi vào mùa vẫn có thể tranh thủ làm thêm nghề. Có thể nói, nghề phụ quả là sự “cứu cánh” cho chị em phụ nữ, nhất là đối với phụ nữ tuổi trên 40.

Còn tại xã Thiệu Nguyên (Thiệu Hóa), chị Nguyễn Thị Hương, chủ tịch hội LHPN xã cho biết: Thấy nghề làm mi mắt giả có nhiều đặc điểm phù hợp với đông đảo chị em trên địa bàn nên hội đã liên hệ với doanh nghiệp dạy nghề cho chị em. Ban đầu có khoảng 20 người tham gia học và làm nghề. Nguyên liệu và đầu ra sản phẩm đã có doanh nghiệp cung cấp và thu gom tận nơi. Chị Nguyễn Thị Mừng, thôn Nguyên Tiến, xã Thiệu Nguyên cho biết: Ai học nhanh thì 1 ngày có thể làm được nghề, không thì 3-4 ngày là có thể làm được. Vừa học, vừa làm khoảng 2 tháng là quen nghề; công việc nhẹ nhàng, thu nhập ổn định, hơn nữa chị em tận dụng thời gian nhàn rỗi để làm. Đến nay nghề làm mi mắt giả đã thu hút khoảng 70 chị em trên địa bàn xã tham gia với thu nhập từ 2,5–3,5 triệu đồng/người/tháng. Đặc biệt, vào các tháng hè, nghề thu hút thêm các em học sinh tham gia. Có thể nói, nghề này không chỉ tạo việc làm tăng thu nhập cho chị em phụ nữ, mà còn thay đổi cách nghĩ về hướng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ nông thôn. Khi tham gia làm thêm nghề làm mi mắt giả, tại xã Thiệu Nguyên đã có 2 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ là gia đình chị Nguyễn Thị Quyền, thôn Nguyên Sơn và Nguyễn Thị Oanh, thôn Nguyên Thắng, sau khi tham gia làm nghề mi mắt giả, gia đình đã thoát nghèo. Trước những kết quả đó, hội LHPN xã đang tiếp tục tuyên truyền, vận động chị em tích cực tham gia, đồng thời nhân rộng mô hình làm lông mi giả để cải thiện cuộc sống của chị em phụ nữ. Đặc biệt, hội sẽ dạy nghề cho các đối tượng là người khuyết tật, phụ nữ đơn thân, người sức khỏe yếu để họ có việc làm, tăng thêm thu nhập.

Đây chỉ là hai trong số nhiều địa phương đã và đang có nghề làm mi mắt giả phát triển trên địa bàn tỉnh. Theo đánh giá của Hội LHPN tỉnh, nghề làm mi mắt giả xuất hiện và phát triển đã thu hút nhiều chị em phụ nữ tham gia. Để tạo việc làm, tăng thu nhập cho chị em hội viên, các cấp hội cần phát huy vai trò định hướng, nhân rộng mô hình.


Bài và ảnh: Nguyễn Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]