(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa với nhiều vùng địa hình, khí hậu đặc trưng, là điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây dược liệu. Theo Trung tâm Nghiên cứu dược liệu Bắc Trung Bộ - Viện Dược liệu Việt Nam, hiện Thanh Hóa có khoảng 20 loài dược liệu quý.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao giá trị cây dược liệu

Nâng cao giá trị cây dược liệu

Vùng nguyên liệu cà gai leo tại xã Hà Tiến (Hà Trung).

Thanh Hóa với nhiều vùng địa hình, khí hậu đặc trưng, là điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây dược liệu. Theo Trung tâm Nghiên cứu dược liệu Bắc Trung Bộ - Viện Dược liệu Việt Nam, hiện Thanh Hóa có khoảng 20 loài dược liệu quý.

Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp, HTX đã tham gia vào các khâu liên kết đầu tư, chế biến thành phẩm, nâng cao giá trị của các loài cây này.

Sau khi khảo sát, nhận thấy điều kiện đồng đất Thanh Hóa phù hợp phát triển cây cà gai leo, năm 2018, Công ty TNHH Hoàng Thảo Mộc (TP Thanh Hóa) đã liên kết với một số hộ dân trên địa bàn huyện Thạch Thành trồng loại cây này. Sau một thời gian, thấy cây phát triển đạt chất lượng tốt, công ty đã mở rộng được vùng trồng cà gai leo lên 40 ha tại 2 huyện Thạch Thành và Cẩm Thủy. Trong đó, công ty ký kết hợp đồng với các hộ chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc dược liệu bằng phương pháp hữu cơ nhằm tạo ra nguyên liệu sạch phục vụ chế biến, đồng thời, bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người dân.

Để nâng cao giá trị cây dược liệu, năm 2019, Công ty TNHH Hoàng Thảo Mộc đã đầu tư dây chuyền chế biến các sản phẩm như trà hoàng thảo mộc, trà gai leo, trà dây thìa canh, trà rau má, trà gừng, trà dây... Trong đó, sản phẩm trà Hoàng Thảo Mộc của công ty đã được công nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa năm 2020 và đang phân phối tại 90 siêu thị lớn ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, với sản lượng thành phẩm bình quân từ 80 - 100 tấn/năm. Theo đánh giá của đơn vị này, thành phẩm sau chế biến có giá trị gấp từ 5 - 10 lần so với xuất bán sản phẩm thô. Sau khi “chinh phục” 40 tỉnh, thành trong nước, Công ty TNHH Hoàng Thảo Mộc đang xây dựng lộ trình xuất khẩu sản phẩm sang một số thị trường tiềm năng.

Việc sản xuất hướng đến gắn kết với chế biến và tiêu thụ hiện cũng là định hướng tại nhiều vùng sản xuất dược liệu quy mô lớn trong tỉnh. Điển hình như tại Vũng Cộp, xã Sơn Thủy (Quan Sơn) - địa danh được ví như “Sa Pa trong lòng tỉnh Thanh”. Được thiên nhiên ban phú với khí hậu mát mẻ quanh năm, thuận lợi cho phát triển nhiều loại dược liệu quý, từ đầu năm 2018, doanh nghiệp tư nhân sản xuất thuốc y học cổ truyền Bà Giằng Thanh Hóa đã đầu tư, liên kết với nông dân phủ xanh những vùng đồi núi trọc với hơn 200 ha cây mã tiền, hà thủ ô, thổ phục linh... Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Quan Sơn, chia sẻ: Theo tính toán, với 1 ha mã tiền, hà thủ ô có thể mang lại cho người dân thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng. Còn với 1 ha thổ phục linh có thể cho thu nhập hơn 200 triệu đồng. Việc phát triển vùng dược liệu quy mô gắn với chế biến của doanh nghiệp không chỉ giúp người dân nơi đây yên tâm về đầu ra sản phẩm mà còn có thu nhập khá từ mô hình nhiều triển vọng này.

Theo thống kê của Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có khoảng 5.000 ha dược liệu, trong đó có 350 ha cây dược liệu tập trung và 94.000 ha cây dược liệu dưới tán rừng. Với định hướng phát triển bền vững, tỉnh Thanh Hóa cũng đã thu hút các doanh nghiệp tham gia sâu vào các chuỗi sản xuất này, điển hình như: Công ty TNHH Thương mại du lịch Út Phương liên kết trồng cây cà gai leo, sachi, nghệ tại huyện Triệu Sơn; Công ty TNHH Tuệ Linh liên kết trồng cây giảo cổ lam tại huyện Đông Sơn; Công ty CP Dược phẩm Đỗ Phát liên kết trồng cà gai leo, đinh lăng tại huyện Tĩnh Gia. Công ty CP Nghệ Việt liên kết trồng nghệ tại huyện Thạch Thành... Tuy nhiên, diện tích và sản lượng vùng dược liệu được bao tiêu sản xuất, chế biến, tiêu thụ vẫn còn thấp, chủ yếu tập trung với diện tích cây dược liệu tập trung. Hàng năm, tỉnh Thanh Hóa còn khoảng 15.000 tấn nguyên liệu xuất bán thô ra thị trường.

Để phát triển cây dược liệu trở thành ngành sản xuất hàng hóa, hiện nay, các địa phương đang tích cực hướng dẫn các HTX, tổ hợp tác sản xuất cây dược liệu tổ chức lại sản xuất, thực hiện liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hoạt động trong lĩnh vực hóa dược để đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, sản xuất theo tiêu chuẩn, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, bảo đảm các điều kiện để cây dược liệu phát triển bền vững nhất. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị chuyên môn mở các lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng cây dược liệu cho bà con nông dân.

Tùng Lâm


Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]