(Baothanhhoa.vn) - Từ nhiều năm qua, Tiến Lộc luôn nằm trong nhóm những xã có mặt bằng kinh tế – xã hội khá của huyện Hậu Lộc. Nơi đây có nghề rèn truyền thống, đã được chính quyền và Nhân dân địa phương khơi dậy tiềm năng, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đi khắp cả nước, đến tận các nước bạn Lào, My-an-ma và Cam-pu-chia. Nghề phụ này phát triển đã góp phần nâng cao đời sống vật chất của người dân địa phương, giúp xã phát triển kinh tế và có điều kiện huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Lấy “nghề phụ” làm động lực chính xây dựng nông thôn mới ở xã Tiến Lộc

Từ nhiều năm qua, Tiến Lộc luôn nằm trong nhóm những xã có mặt bằng kinh tế – xã hội khá của huyện Hậu Lộc. Nơi đây có nghề rèn truyền thống, đã được chính quyền và Nhân dân địa phương khơi dậy tiềm năng, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đi khắp cả nước, đến tận các nước bạn Lào, My-an-ma và Cam-pu-chia. Nghề phụ này phát triển đã góp phần nâng cao đời sống vật chất của người dân địa phương, giúp xã phát triển kinh tế và có điều kiện huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Lấy “nghề phụ” làm động lực chính xây dựng nông thôn mới ở xã Tiến LộcMáy móc thay thế sức lao động thủ công để nâng cao năng suất lao động tại các cơ sở sản xuất ở xã Tiến Lộc.

Ban đầu, nghề rèn truyền thống chỉ có ở 3 thôn: Bùi, Ngọ và Sơn. Tuy nhiên, khoảng chục năm gây đây, nghề phụ này phát triển ra toàn xã. Những sản phẩm dao, cuốc, xẻng, búa, liềm, cào... của hàng trăm cơ sở sản xuất ở xã Tiến Lộc đã nổi tiếng không chỉ trong tỉnh Thanh Hóa mà người tiêu dùng nhiều nơi còn biết đến. Hơn 300 lao động trong xã có việc làm thường xuyên, với thu nhập khoảng từ 5 đến 10 triệu đồng mỗi tháng - tùy theo tay nghề. Ngoài các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình, hiện nay toàn xã còn phát triển được 6 tổ hợp máy cán rút thép; 6 cơ sở lớn chuyên sản xuất và chế tạo máy nông nghiệp; máy phục vụ nghề rèn, sản xuất cơ khí; 3 cơ sở dập tôn nguyên liệu... Hàng chục xưởng sản xuất bánh lồng, bánh máy cày, máy bừa, các loại bu lông, ốc vít cũng đang có thu nhập cao và nhiều dư địa phát triển. Phương thức sản xuất thủ công đã nhường chỗ cho các tiến bộ khoa học để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả nghề truyền thống này ở địa phương. Toàn xã hiện có 6 máy cắt Plasma, hơn 600 búa máy và máy dập các loại, hàng chục máy tiện, phay, bào sắt thép đủ kích cỡ cũng đang thay thế cho lao động thủ công, tạo năng suất lao động cao hơn nhiều so với trước kia.

Để đưa nghề tiểu thủ công nghiệp này ngày càng phát triển, từ năm 2005, huyện hậu Lộc đã đề xuất tỉnh quy hoạch thành làng nghề tập trung tại thôn Ngọ, với diện tích gần 4 ha. Những năm gần đây, đã có gần 400 hộ dân đưa nghề ra khỏi khuôn viên gia đình, đến phát triển tại làng nghề tập trung để dễ dàng trong khâu nhập nguyên liệu, vận chuyển và bán sản phẩm. Những năm gần đây, lợi nhuận bình quân của các cơ sở sản xuất đạt từ 200 đến 300 triệu đồng mỗi hộ/năm.

Ngoài nghề rèn truyền thống, Tiến Lộc còn phát huy được lợi thế có đường tỉnh 526B chạy qua để phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ. Hàng chục cửa hàng tạp hóa, buôn bán đã góp phần không nhỏ cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Nghề rèn phát triển, cũng hình thành những công ty, những hộ phát triển dịch vụ thu gom hàng tiểu thủ công nghiệp quy mô lớn để xuất bán đi khắp các tỉnh miền Nam và Tây nguyên, với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào và đưa sản phẩm đi các nơi tiêu thụ cũng giúp địa phương phát triển được hệ thống dịch vụ vận tải, với khoảng 20 xe ô tô tải loại nhỏ hoạt động... Toàn xã có gần 4.900 người trong độ tuổi lao động, thì hơn 94% trong số đó có việc làm ổn định - là một trong những xã có tỷ lệ việc làm thường xuyên cao của tỉnh.

Ngay tại xã đồng bằng với nhiều diện tích đất nông nghiệp, nhưng nghề rèn truyền thống lại chiếm tới hơn 90% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của Tiến Lộc. Đa phần các hộ gia đình trong xã đều ít nhiều có lao động liên quan và có nguồn thu nhập ổn định hằng tháng nhờ nghề tiểu thủ công nghiệp này. Đây chính là điều kiện để xã Tiến Lộc huy động nguồn lực cho XDNTM và đã trở thành xã đạt chuẩn NTM vào đầu năm 2021.

Về Tiến Lộc, dễ dàng cảm nhận được những tuyến đường giao thông kiên cố đến tận các thôn làng, ngõ xóm. Thiết chế văn hóa của xã cũng được xây dựng khang trang với trung tâm văn hóa xã 250 chỗ ngồi, khu thể thao 2.000m2, sân vận động hơn 10.700m2... đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của các tầng lớp Nhân dân trong xã. Bà Hoàng Thị Định, thôn Xuân Hội trong xã, chia sẻ: XDNTM đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở địa phương, đường giao thông rộng rãi và xanh, sạch hơn. Hoạt động văn hóa, văn nghệ ở địa phương phát triển mạnh, bà con thấy vui hơn trước đây. Tại thôn Thị Trang, khu nhà văn hóa rộng, được xây dựng khang trang tỏa bóng ven hồ nước và những tuyến đường hoa xung quanh đã tạo ấn tượng cho những người đến đây.

Với 13 trạm biến áp và hệ thống đường dây được cải tạo đã giúp 100% số hộ trong xã có nguồn điện sinh hoạt và sản xuất ổn định, giúp xã đạt chuẩn về tiêu chí số 4 (tiêu chí “Điện”) trong XDNTM. Tiêu chí “Nhà ở dân cư” của Tiến Lộc cũng được đánh giá là tốp khá của huyện Hậu Lộc bởi có nhiều nhà cao tầng khang trang, hiện đại. Nhiều tiêu chí khác của xã sau khi đạt chuẩn, tiếp tục được chính quyền và Nhân dân đầu tư xây dựng theo chiều sâu.

Bài và ảnh: LÊ ĐỒNG



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]