(Baothanhhoa.vn) - Ngày 26-4, UBND huyện Triệu Sơn đã ban hành Quyết định số 1919 về việc ban hành Đề án phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, trong đó giai đoạn 2021-2025 huyện phấn đấu có từ 50 sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh trở lên.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Triệu Sơn triển khai thực hiện Đề án phát triển các sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025

Ngày 26-4, UBND huyện Triệu Sơn đã ban hành Quyết định số 1919 về việc ban hành Đề án phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, trong đó giai đoạn 2021-2025 huyện phấn đấu có từ 50 sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh trở lên.

Huyện Triệu Sơn triển khai thực hiện Đề án phát triển các sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025

Theo Đề án, huyện Triệu Sơn phấn đấu đến hết năm 2021 có 6 sản phẩm OCOP đạt 3 sao cấp tỉnh, đến nay huyện đã có 4 sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh gồm: Chè sạch; mật ong bốn mùa hoa rừng nguyên chất, chè xanh túi lọc, chè cà gai leo túi lọc của Hợp tác xã Nông, lâm nghiệp Bình Sơn; ngày 23-7-2021, huyện Triệu Sơn tiếp tục trình Hội đồng thẩm định đánh giá sản phẩm tỉnh thẩm định thêm 2 sản phẩm gồm: Viên nang sâm báo và Siro sâm báo của Công ty dược liệu Triệu Sơn.

Thời gian tới, Hội đồng đánh giá sản phẩm OCOP của huyện Triệu Sơn tiếp tục hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ 3 sản phẩm gồm: Muối bột canh Ánh Vân, Muối sấy Ánh Vân của Công ty TNHH Ánh Vân, xã Thọ Tân; Mật ong Thọ Bình của Hợp tác xã Nông, lâm nghiệp Thọ Bình, xã Thọ Bình để trình tỉnh công nhận vào tháng 9-2021.

Huyện Triệu Sơn triển khai thực hiện Đề án phát triển các sản phẩm OCOP giai đoạn 2021-2025

Mục tiêu của Đề án là nhằm tiếp tục duy trì, củng cố, nâng cấp chất lượng cho các sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP; phấn đấu có thêm từ 50 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên, có từ 2 sản phẩm OCOP cấp quốc gia trở lên, mỗi xã có ít nhất mỗi sản phẩm OCOP trở lên. Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP (huyện, xã) và các chủ doanh nghiệp/HTX tham gia OCOP.

Để thực hiên, UBND Triệu Sơn đề ra một số giải pháp đó là: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về Chương trình; phát triển nguồn nhân lực, đào tạo tập huấn; phát triển các tổ chức kinh tế; phát triển các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị và phát triển bền vững một số sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện; đẩy mạnh xúc tiến thương mại; học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh; tổ chức tốt hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện, xã; xây dựng đề án, dự án phát triển sản phẩm chủ lực cấp huyện; giám sát, đánh giá, tổng kết thực hiện chương trình.

Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 là 21.250.000.000 đồng, trong đó ngân sách nhà nước là 7.500.000.000 đồng; nguồn huy động từ cộng đồng là 13.750.000.000 đồng.

Văn Hùng


Văn Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]