(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, mô hình ươm giống cây lâm nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho nhiều hộ dân xã Minh Sơn (Triệu Sơn). Từ những vườn ươm, mỗi năm hàng triệu cây giống được xuất bán, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả mô hình ươm giống cây lâm nghiệp ở xã Minh Sơn

Những năm gần đây, mô hình ươm giống cây lâm nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho nhiều hộ dân xã Minh Sơn (Triệu Sơn). Từ những vườn ươm, mỗi năm hàng triệu cây giống được xuất bán, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân.

Hiệu quả mô hình ươm giống cây lâm nghiệp ở xã Minh Sơn

Một vườn ươm giống cây lâm nghiệp tại xã Minh Sơn (Triệu Sơn).

Là xã bán sơn địa, có lợi thế về diện tích đất đồi màu mỡ nhưng trước đây người dân trong xã chưa biết phát huy thế mạnh này để phát triển kinh tế nên đời sống gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Từ năm 2009, với chủ trương trồng rừng được nhân rộng trên toàn tỉnh nên nhu cầu về cây giống lâm nghiệp tăng cao. Để tìm hướng thoát nghèo, từ đầu năm 2010, một số hộ đã mạnh dạn chuyển sang nghề ươm giống cây lâm nghiệp, bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế cao, từ đó các hộ dân đã học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để phát triển.

Gia đình ông Nguyễn Văn Thà, thôn 1 là một trong những hộ thực hiện ươm giống cây lâm nghiệp sớm nhất ở địa phương. Trước đây, ông và những hộ sản xuất khác ươm giống cây lâm nghiệp theo phương pháp gieo hạt nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Những năm gần đây, nhờ tham khảo, học hỏi kinh nghiệm và áp dụng kỹ thuật mới, gia đình ông đã thực hiện ươm giống cây bằng cách giâm cành, thực hiện lắp đặt hệ thống tưới nước tự động nên chất lượng cây phát triển tốt, tỷ lệ sống ngày càng cao. Hiện gia đình ông có khoảng 5 sào ươm cây giống, ước tính có khoảng 80 vạn cây giống và chủ yếu là keo tai tượng, bạch đàn; mỗi năm trừ chi phí gia đình ông thu lãi khoảng 200 triệu đồng. Bên cạnh việc sản xuất giống cây lâm nghiệp, gia đình ông Thà còn hỗ trợ những hộ ươm cây giống tại địa phương tiêu thụ sản phẩm. Trao đổi với chúng tôi, ông Thà cho biết: Theo ước tính, mỗi năm, gia đình tôi đứng ra thu mua và tiêu thụ cho các hộ sản xuất khoảng 2 triệu cây giống gồm bạch đàn, keo tai tượng, dổi, xoan đào... Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu quả kinh tế từ nghề ươm cây giống lâm nghiệp, đòi hỏi các hộ phải nâng cao kỹ thuật sản xuất và đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn quy định để bảo đảm chất lượng rừng trồng và thị trường tiêu thụ.

Từ hiệu quả kinh tế của một số hộ dân, đến nay, trên địa bàn xã đã có hơn 60 hộ và 2 công ty tham gia sản xuất giống cây lâm nghiệp, tạo việc làm cho hơn 200 lao động, với thu nhập bình quân từ 3 đến 3,5 triệu đồng/người/tháng. Giá trị kinh tế từ hoạt động ươm và kinh doanh giống cây lâm nghiệp trên toàn xã ước đạt 3,5 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 9,85% giá trị sản xuất nông nghiệp của xã.

Ông Lê Phú Thành, Bí thư Đảng ủy xã Minh Sơn, cho biết: Những năm gần đây, ươm giống cây lâm nghiệp trở thành ngành nghề chính, mang lại thu nhập ổn định cho hơn 60 hộ tại các thôn 1, 2 của địa phương. Các hộ đã bắt đầu làm chủ trong quy trình sản xuất cây giống với chất lượng tốt, chủ động áp dụng và đưa khoa học - kỹ thuật vào ươm giống cây lâm nghiệp. Cây giống không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà còn tiêu thụ ở các tỉnh khác, như Yên Bái, Hòa Bình và một số tỉnh tại nước Lào... Từ những vườn ươm, nhiều hộ gia đình có thu nhập khá, xây dựng được nhà cửa khang trang. Thời gian tới, xã khuyến khích các hộ thực hiện đăng ký chất lượng và liên kết hình thành HTX sản xuất giống cây lâm nghiệp để hỗ trợ nhau về kỹ thuật sản xuất, thị trường tiêu thụ nhằm hướng tới sản xuất bền vững, hiệu quả kinh tế cao.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]