(Baothanhhoa.vn) - Công ty TNHH Lionas MeTals, Khu Kinh tế Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hợp kim Ferro silicon. Hàng năm sản xuất khoảng 13.000 tấn sản phẩm xuất khẩu đi các thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Thực hiện tốt phương châm “3 tại chỗ” đơn vị đã duy trì sản xuất ổn định hơn 2 tháng qua trong bối cảnh dịch, bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Doanh nghiệp duy trì sản xuất trong đại dịch ( Bài 3): Công ty TNHH Lionas MeTals - điển hình “3 tại chỗ”

Công ty TNHH Lionas MeTals, Khu Kinh tế Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hợp kim Ferro silicon. Hàng năm sản xuất khoảng 13.000 tấn sản phẩm xuất khẩu đi các thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Thực hiện tốt phương châm “3 tại chỗ” đơn vị đã duy trì sản xuất ổn định hơn 2 tháng qua trong bối cảnh dịch, bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Doanh nghiệp duy trì sản xuất trong đại dịch ( Bài 3): Công ty TNHH Lionas MeTals - điển hình “3 tại chỗ”

Công ty TNHH Lionas MeTals phun khử khuẩn xe chở hàng trước khi vào khuôn viên nhà máy.

Chấp nhận tăng chi phí

Mặc dù hoạt động sản xuất của doanh nghiệp không có quá nhiều lao động (161 người), tuy nhiên Công ty TNHH Lionas MeTals có 17 chuyên gia là người nước ngoài. Bên cạnh đó, đơn vị còn có 8 lao động là người Nghệ An - địa phương có những đợt bùng phát dịch bệnh phức tạp trong hơn 2 tháng qua.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhằm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, bảo đảm an toàn sản xuất, từ ngày 1-7 công ty đã kích hoạt phương châm “3 tại chỗ”.

Trước kia, ký túc xá của công ty chỉ có 30 người là chuyên gia nước ngoài và lao động ở xa có nhu cầu. Hiện nay cả khu ký túc xá 3 tầng đều được dọn dẹp, trang bị đầy đủ vật dụng để phục vụ nhu cầu ăn, ở tại chỗ cho toàn bộ người lao động.

Doanh nghiệp duy trì sản xuất trong đại dịch ( Bài 3): Công ty TNHH Lionas MeTals - điển hình “3 tại chỗ”

Bữa ăn ca được công ty chuẩn bị cho 161 lao động theo phương châm “3 tại chỗ”.

Thực hiện phương châm “3 tại chỗ”, ngoài việc chuẩn bị cơ sở vật chất, đơn vị đã liên hệ với đơn vị cung ứng thực phẩm, đồng thời cử 6 lao động phụ trách hậu cần, chuẩn bị bữa ăn bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho toàn bộ người lao động.

Bà Đặng Thị Quý, trợ lý Giám đốc Công ty TNHH Lionas MeTals, chia sẻ: Hàng tháng chi phí cho việc thực hiện “3 tại chỗ” dao động từ 400-500 triệu đồng. Thế nhưng vì mục tiêu ổn định sản xuất và an toàn cho người lao động, lãnh đạo công ty nhận định đây là hướng đi đúng đắn.

Chị Nguyễn Thị Chân, công nhân Công ty TNHH Lionas MeTals, cho biết, gia đình ở khu phố Bắc Hải, phường Hải Thượng, chỉ cách nhà máy 1 km, tuy nhiên tuân thủ phương án của công ty hơn 2 tháng nay chị đã yên tâm ở lại công ty để bảo đảm an toàn phòng dịch cho cả đơn vị. Điều kiện sinh hoạt, nhu yếu phẩm đều được công ty đáp ứng đầy đủ. Đặc biệt thu nhập ổn định.

Song hành các giải pháp dài hơi

Sau hơn 2 tháng thực hiện “3 tại chỗ”, sản xuất tại Công ty TNHH Lionas MeTals và đời sống của người lao động bảo đảm, công tác phòng, chống dịch triệt để. Do đặc thù của lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dây chuyền sản xuất vận hành liên tục 24/24h, do đó đơn vị được tổ chức hoạt động liên tục 3 ca/ngày nên việc triển khai “3 tại chỗ” trong thời gian qua cũng là một giải pháp giúp doanh nghiệp giảm tải khó khăn trong việc quản lý người lao động.

Doanh nghiệp duy trì sản xuất trong đại dịch ( Bài 3): Công ty TNHH Lionas MeTals - điển hình “3 tại chỗ”

Khu vực chuẩn bị nguyên liệu sản xuất.

Ông Nguyễn Trung Dũng, Trưởng phòng An toàn bảo vệ môi trường, Trưởng ban Phòng chống dịch công ty, cho biết: Kinh nghiệm thực hiện phương châm “3 tại chỗ” thời gian qua cho thấy, để phương án này được thực hiện hiệu quả, thì các giải pháp phòng, chống dịch cũng phải được thực hiện tốt. Trong đó, với điều kiện làm việc và sinh sống tập trung, “sạch mầm bệnh” là yếu tố tiên quyết. Ngoài thực hiện nghiêm ngặt “5K”, hàng tháng Công ty TNHH Lionas MeTals chi phí khoảng 50 triệu đồng test nhanh kháng nguyên định kỳ cho toàn bộ lực lượng lao động. Với những lao động có công việc gia đình đột xuất cần phải trở về nhà, khi quay trở lại làm việc sẽ được đơn vị tổ chức xét nghiệm RT-PCR, được bố trí ở phòng riêng biệt và theo dõi thêm 3 ngày trước khi quay trở lại làm việc. Các khách hàng đến làm việc, công nhân tuyển mới và lái xe giao nhận hàng hóa đều phải tuân thủ nghiêm quy định về khai báo y tế, phun khử khuẩn xe giao nhận hàng hóa khi ra vào làm việc tại đơn vị.

Cuộc chiến với COVID-19 được xác định vẫn còn kéo dài. Cùng chịu ảnh chung với hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, Công ty TNHH Lionas MeTal cũng chịu những tác động như: Giá nguyên liệu nhập khẩu, cước phí vận tải, chi phí lưu kho bãi tăng; thủ tục và chi phí nhập cảnh, cách ly khá tốn kém… Do đó, việc hoạch định kế hoạch sản xuất, dự trữ nguyên liệu, chủ động tìm kiếm các kênh lưu thông đang được doanh nghiệp nghiên cứu kỹ càng và triển khai thực hiện từng bước, với mục tiêu giữ vững sản xuất và ổn định việc làm cho người lao động.

Doanh nghiệp duy trì sản xuất trong đại dịch ( Bài 3): Công ty TNHH Lionas MeTals - điển hình “3 tại chỗ”

Công ty TNHH Lionas MeTals vẫn duy trì hoạt động ổn định hơn 2 tháng qua với phương châm “3 tại chỗ”.

Từ kinh nghiệm thực hiện phương châm “3 tại chỗ” trong thời gian qua, căn cứ diễn biến dịch bệnh, Công ty TNHH Lionas MeTals đang nghiên cứu đề xuất song hành 2 phương án. Trong đó, sẽ tiếp tục thực hiện “3 tại chỗ” đối với chuyên gia và cán bộ, người lao động ngoại tỉnh. Đối với lao động địa phương sẽ thực hiện phương án “một cung đường, 2 điểm đến”. Người lao động đi về hàng ngày đều được yêu cầu tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch khi ở nhà máy cũng như ở nhà. Định kỳ test nhanh kháng nguyên sàng lọc COVID-19 cho người lao động. Phương châm song hành này sẽ được kích hoạt căn cứ vào những diễn biến cụ thể của dịch bệnh, với mục tiêu vừa tạo điều kiện cho người lao động được chăm sóc gia đình, vừa tạo tâm lý ổn định để gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Lê Đồng - Minh Hằng

Tin liên quan:
  • Doanh nghiệp duy trì sản xuất trong đại dịch ( Bài 3): Công ty TNHH Lionas MeTals - điển hình “3 tại chỗ”
    Doanh nghiệp duy trì sản xuất trong đại dịch (Bài 2): Chuyện duy trì sản xuất ...

    Công ty CP Dụng cụ Thể thao Delta được coi là “cánh chim đầu đàn” trong các doanh nghiệp huyện Hoằng Hóa. Trong hơn 1 năm qua, trên địa bàn huyện vùng biển này từng xuất hiện các ca COVID-19, trong khi công ty đều có công nhân đến từ các thôn, làng có ca bệnh, nhưng với các giải pháp phòng dịch quyết liệt và linh hoạt, việc sản xuất vẫn được duy trì.

  • Doanh nghiệp duy trì sản xuất trong đại dịch ( Bài 3): Công ty TNHH Lionas MeTals - điển hình “3 tại chỗ”
    Doanh nghiệp duy trì sản xuất trong đại dịch ( Bài 1): An toàn nhờ thực hiện ...

    Trong bối cảnh các doanh nghiệp cả nước bị tác động của đại dịch, nhiều đơn vị phải dừng hoạt động, thì tình hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn giữ được sự ổn định. Đặc biệt, tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp - nơi tập trung nhiều hoạt động sản xuất, thời điểm hiện tại chưa có doanh nghiệp (DN) nào phải dừng sản xuất. Đây là thành quả của những quyết sách kịp thời trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của tỉnh, cũng là kết quả của những nỗ lực trong “cuộc chiến” chống dịch tại mỗi DN.


Lê Đồng - Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]