(Baothanhhoa.vn) - Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cùng với ảnh hưởng của dịch COVID-19, xu hướng tiêu dùng thay đổi đã tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số (CĐS) diễn ra nhanh chóng hơn. Trong đó, CĐS trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ được xem là xu hướng tất yếu. Tại Thanh Hóa, nhiều đơn vị kinh doanh thương mại đã và đang từng bước áp dụng việc CĐS, xem đây là “chìa khóa” quan trọng giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong kinh doanh thương mại

Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cùng với ảnh hưởng của dịch COVID-19, xu hướng tiêu dùng thay đổi đã tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số (CĐS) diễn ra nhanh chóng hơn. Trong đó, CĐS trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ được xem là xu hướng tất yếu. Tại Thanh Hóa, nhiều đơn vị kinh doanh thương mại đã và đang từng bước áp dụng việc CĐS, xem đây là “chìa khóa” quan trọng giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong kinh doanh thương mạiViệc quét mã VNpay-QR tại cửa hàng Emspo đã giúp việc thanh toán của khách hàng trở nên tiện lợi hơn.

Hơn 2 năm trở lại đây, quá trình CĐS trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ diễn ra mạnh mẽ. Đó là sự chuyển đổi cách thức vận hành, bán hàng từ phương thức truyền thống sang môi trường công nghệ số. Trong đó, từ khâu quản lý, bán hàng, giới thiệu sản phẩm, tiếp cận khách hàng đều ứng dụng công nghệ số. Tại Thanh Hóa, các đơn vị kinh doanh thương mại đang từng bước ứng dụng CĐS trong phát triển thương mại điện tử, mua bán, quảng cáo trực tuyến, dịch vụ gọi xe công nghệ, gắn mã QR sản phẩm, sử dụng ví điện tử, thanh toán trực tuyến... Theo báo cáo của Sở Công Thương, đến nay 50% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có website riêng để thông tin và quảng bá sản phẩm; 35% doanh nghiệp tham gia cung ứng các sản phẩm, hàng hóa trên mạng internet; 70% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại cho phép người tiêu dùng thanh toán bằng thẻ và ví điện tử; 10% doanh nghiệp ứng dụng phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý và kinh doanh như phần mềm bán hàng, quản trị doanh nghiệp, phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử, chữ ký số...

Nhờ những tiện ích mà CĐS mang lại, đối tượng khách hàng không những không bị hạn chế mà thị trường tiêu thụ hàng hóa còn được mở rộng. Chẳng hạn như hệ thống cửa hàng Winmart+ là đơn vị đi đầu trong CĐS, với việc xây dựng và duy trì ứng dụng VinID trên thiết bị điện thoại thông minh, hệ thống cửa hàng đã cập nhật thường xuyên sản phẩm, giá cả, chương trình khuyến mại, giảm giá, từ đó hình thành thói quen mua sắm hàng hóa cho người tiêu dùng. Chị Lê Ngọc Hoa, ở phường Tân Sơn (TP Thanh Hóa), cho biết: “Công việc của tôi khá bận, lại có con nhỏ nên không có nhiều thời gian đi chọn đồ, mua sắm hàng hóa. Kể từ khi cài đặt ứng dụng VinID trên điện thoại, tôi chủ động theo dõi những mặt hàng mình thường hay sử dụng và đến mua ngay khi cửa hàng có chương trình giảm giá. Đặc biệt, trong những thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, tôi còn đặt mua hàng online tại cửa hàng Winmart+ gần nhà và được nhân viên cửa hàng chuyển tới tận nơi nhanh chóng và thuận tiện”.

Được biết, tất cả các cửa hàng của Winmart+ trên địa bàn tỉnh hiện đều ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhân viên, hàng hóa, chăm sóc khách hàng và bán hàng. Nhờ đẩy mạnh bán và giới thiệu sản phẩm trên nền tảng số, Winmart+ đã mở rộng được đối tượng khách hàng và mang lại doanh thu ổn định cho từng cửa hàng ngay cả trong mùa dịch.

Hiện nay, không chỉ các siêu thị, trung tâm thương mại lớn mà các cửa hàng tiện ích, cơ sở bán lẻ truyền thống trên địa bàn tỉnh cũng từng bước ứng dụng nền tảng số để đa dạng hóa hoạt động bán hàng, tăng cường quảng bá sản phẩm. Live stream bán hàng trực tiếp qua facebook, zalo, tiktok... và đẩy mạnh bán hàng online qua các website thương mại điện tử là những hoạt động thường xuyên được đơn vị kinh doanh thời trang nữ Emspo (đường Lê Hoàn, TP Thanh Hóa) thực hiện nhằm tăng tương tác với khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, rất nhiều giải pháp công nghệ cũng được đơn vị áp dụng như các phần mềm quản trị bán hàng, thanh toán không dùng tiền mặt; lắp đặt hệ thống camera giám sát tự động... Việc triển khai các giải pháp “số hóa” này đã mang lại nhiều lợi ích cho đơn vị. Nhất là về mặt quản trị, chủ cửa hàng có thể không có mặt trực tiếp nhưng vẫn theo dõi được tất cả các hoạt động tại cửa hàng. Ngoài ra, CĐS cũng giúp việc thanh toán của khách hàng tối ưu hơn, khi không cần sử dụng tiền mặt mà chỉ cần quẹt mã VNpay- QR của cửa hàng qua ứng dụng ngân hàng theo đúng số tiền cần thanh toán. Để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng công nghệ số, cửa hàng đã xây dựng chương trình mỗi khách hàng thanh toán qua mã QR trên ứng dụng mobile banking của các ngân hàng được liên kết sẽ được giảm 5% cho mỗi hóa đơn được xuất ra. Điều này đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho cả người bán và người mua, góp phần thúc đẩy ngành thương mại - dịch vụ phát triển, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang từng bước phục hồi sau ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của CĐS, hướng tới phát triển nền kinh tế số, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều kế hoạch, chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng và công tác quản lý, tập huấn chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kinh phí... nhằm khuyến khích doanh nghiệp CĐS. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có trên 2.000 lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh được hướng dẫn các nội dung về CĐS trong xúc tiến thương mại; có 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến; 100% doanh nghiệp có website được cập nhật đầy đủ thông tin về giới thiệu, quảng bá sản phẩm; 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]