(Baothanhhoa.vn) - Việt Nam là nước cung cấp thủy sản lớn thứ hai trong khu vực châu Á sang Liên minh Châu Âu (EU), với nguồn cung đạt trên 50 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, từ tháng 10-2017 thủy sản Việt Nam đã bị Ủy ban Châu Âu (EC) cảnh cáo thẻ vàng vì nhiều ngư dân không tuân thủ Quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Điều này đồng nghĩa thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm soát 100% thay vì kiểm tra xác xuất. Các cơ quan chức năng đã rất nỗ lực, nhưng đến nay thủy sản Việt Nam vẫn chưa gỡ được thẻ vàng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Căn cốt vẫn phải là ngư dân

Việt Nam là nước cung cấp thủy sản lớn thứ hai trong khu vực châu Á sang Liên minh Châu Âu (EU), với nguồn cung đạt trên 50 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, từ tháng 10-2017 thủy sản Việt Nam đã bị Ủy ban Châu Âu (EC) cảnh cáo thẻ vàng vì nhiều ngư dân không tuân thủ Quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Điều này đồng nghĩa thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ bị kiểm soát 100% thay vì kiểm tra xác xuất. Các cơ quan chức năng đã rất nỗ lực, nhưng đến nay thủy sản Việt Nam vẫn chưa gỡ được thẻ vàng.

(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Nếu không sớm khắc phục tình trạng này, có thể thủy sản Việt Nam còn sẽ đứng trước nguy cơ bị EC rút thẻ đỏ, như cảnh báo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại hội nghị Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống khai thác hải sản trái phép, không khai báo và không theo quy định thực hiện các khuyến cáo của Ủy ban Châu Âu diễn ra mới đây.

Việc nỗ lực khắc phục của chính quyền và các cơ quan chức năng trong việc gỡ thẻ vàng là rất quan trọng, nhưng căn cốt vẫn phải là từ ý thức của ngư dân.

Đề cập về vấn đề này, tại hội nghị Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống khai thác hải sản trái phép, không khai báo và không theo quy định thực hiện các khuyến cáo của Ủy ban Châu Âu, đại diện một số cơ quan chức năng cho biết dù đã lập “hàng rào” kiểm soát bằng thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá của ngư dân, nhưng do việc tuân thủ không đồng đều dẫn đến lực lượng chức năng rất khó kiểm soát, có biện pháp can thiệp, ngăn chặn vi phạm.

Chỉ khi ngư dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật khi khai thác trên biển và không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài thì hành trình gỡ thẻ vàng của EC mới sớm hoàn thành. Nhiều ngư dân đang bị lợi ích trước mắt chi phối nên chưa chấp hành nghiêm, không chỉ gây ảnh hưởng đến hình ảnh, lợi ích quốc gia, mà còn dẫn đến việc tàu cá bị cơ quan chức năng nước ngoài bắt giữ, xử phạt.

Thanh Hóa là tỉnh có số lượng lớn tàu, thuyền khai thác trên biển. Gần đây, HĐND tỉnh đã ban hành nghị quyết riêng để hỗ trợ một phần kinh phí lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và hỗ trợ cước thuê bao trong 3 năm cho các chủ tàu. Việc làm này cho thấy quyết tâm rất cao của tỉnh đồng hành cùng các cơ quan chức năng và cả nước khắc phục những tồn tại trong khai thác để EC sớm gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang, dù chưa có tàu, thuyền nào của Thanh Hóa bị bắt giữ vì vi phạm vùng biển nước ngoài, nhưng tình trạng một bộ phận ngư dân cố tình tắt hoặc lắp thiết bị sang tàu khác khi đánh bắt trên biển tiềm ẩn nguy cơ rất lớn.

Kinh tế biển, trong đó có nguồn thủy sản đóng vai trò rất lớn đối với kinh tế đất nước và từng địa phương có biển, ngư dân sống nhờ vào biển. Nếu điều xấu nhất xảy ra thì ngư dân sẽ sống như thế nào? Thay cho chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, ngư dân phải thay đổi suy nghĩ, hợp tác cùng cơ quan chức năng trong hành trình gỡ thẻ vàng của EC. Việc gỡ được thẻ vàng sớm hay muộn phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác của ngư dân.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]