Không vì tết mà để xảy ra thiếu nước
Tục ngữ có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” cho thấy vai trò của nước quan trọng như thế nào trong sản xuất nông nghiệp. Với một tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn, địa bàn lại phức tạp như Thanh Hóa, thì yêu cầu đảm bảo an ninh nguồn nước tưới, có biện pháp dẫn thủy nhập điện phù hợp càng trở nên quan trọng.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, theo thống kế, đến tháng 1/2024 toàn tỉnh có 610 hồ chứa nước, thì có tới 101 hồ đã xuống cấp, không an toàn phục vụ sản xuất và dân sinh; 324 hồ chứa có mực nước thấp hơn mực nước dâng bình thường, trong đó có 3 hồ chứa nước lớn là hồ Cửa Đạt, hồ Sông Mực và hồ Yên Mỹ. Đây là thách thức không hề nhỏ trong việc đảm bảo an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất. Thực trạng này càng đáng lo ngại hơn khi theo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn mùa khô năm 2023-2024 tiếp tục có những diễn biến khó lường, từ tháng 11/2023 đến tháng 4/2024 lượng nước về các hồ chứa khu vực miền Bắc và Bắc Trung bộ tiếp tục thiếu hụt so với trung bình nhiều năm dẫn đến không đảm bảo việc tích trữ nước.
Thực tế này đòi hỏi ngành chức năng, các địa phương phải chủ động xây dựng giải pháp ứng phó với hạn hán cũng như xâm nhập mặn để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra, trước mắt là đảm bảo nguồn nước phục vụ tưới và chống hạn cho vụ xuân năm 2024. Theo đó, các công ty khai thác công trình thủy lợi và các địa phương có hồ đập thủy lợi cần phải chủ động huy động các nguồn kinh phí để duy tu, sửa chữa các hồ chứa. Ngành chức năng và địa phương chủ động kiểm tra an toàn hồ, đập để phát hiện hư hỏng tránh nguồn nước bị thất thoát. Tùy theo mức độ hư hỏng, nếu không có khả năng tích nước thì quyết định không tích nước hoặc chỉ tích một phần nước. Trên cơ sở cân đối nguồn nước xác định vùng có nguy cơ hạn hán, thiếu nước để có giải pháp phân bổ nước phù hợp. Bố trí lực lượng thường trực tại công trình thủy lợi đầu mối trong toàn bộ thời gian lấy nước, bảo đảm việc lấy nước hiệu quả và an toàn, tiết kiệm được nguồn nước. Tập trung khơi thông dòng chảy, giải tỏa ách tắc, nạo vét hệ thống dẫn nước; bảo đảm phương tiện lấy nước đủ điều kiện để sẵn sàng vận hành.
Với tinh thần chủ động, bám sát tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 04/CĐ-TTg, ngày 15/1/2024 về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp thủy lợi cần có sự chủ động linh hoạt ứng phó từ sờm, từ xa, với tinh thần nước là trên hết, có nước sẽ có những mùa vàng. Không vì vui tết mà để xảy ra thiếu nước.
Tuệ Minh
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:12:00
Nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông ở TP Thanh Hóa
-
2024-11-21 14:18:00
Như Thanh nỗ lực chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số
-
2024-01-21 14:08:00
“Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” năm 2024 cho đoàn viên và người lao động huyện Yên Định
Toạ đàm chủ đề “Giáo dục hạnh phúc” và trao quỹ “Mẹ đỡ đầu” cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Sôi nổi Lễ hội Xuân hồng năm 2024
Ấm áp Chương trình “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” năm 2024 tại Hậu Lộc
Đặc sắc chương trình biểu diễn nghệ thuật đường phố 2 tỉnh Thanh Hóa - Điện Biên
Mang niềm vui đến với trẻ em vùng cao
Trao 493 suất quà cho đoàn viên, người lao động khó khăn huyện Hà Trung
“Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” tại Công ty TNHH Giầy Sunjade Việt Nam
Trao quà cho cựu TNXP khó khăn, người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội
Thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn