Không gì bằng trực quan
Hỏa hoạn xảy ra khắp nơi, nhưng có vẻ như đó là câu chuyện ở tận đẩu đâu, người dân trong khu phố nơi tôi cư trú chẳng cần biết.
Có người còn lý sự rằng khu phố nhà mình đường lớn, mấy xe cứu hỏa có thể vào một lúc thì lo gì cháy. Nhiều người thấy có lý, vì những vụ hỏa hoạn nghiêm trọng phần lớn là do xe cứu hỏa không vào được thực địa.
Câu chuyện cháy cứ thế, chẳng câu thúc được người dân nào trong khu phố cả, kể cả tôi. Phần vì bận việc, phần vì ai cũng ngại bày ra cải tạo, nâng cấp nhà cửa. Mà để có lối thoát hiểm trong ngôi nhà, hệ thống chuông báo cháy, điện an toàn, thêm vài cái bình chữa cháy như khuyến nghị, chả tốn khối tiền ấy chứ.
Cho đến hôm trước, lửa bắt đầu “bén” vào nhóm zalo của phố.
Lúc đó là lưng chừng sáng, khi gần như cả phố đi vắng, chỉ còn lại người già ở nhà thì lửa phát ra từ kho chứa đồ trên tầng thượng một hộ dân trong phố do chập điện. Vì lửa phát ra ở trên cao, trong khi những người trong phố còn bận túm tụm ở vỉa hè, nên chả ai biết. Lửa cứ thế liếm gọn đồ đoàn trong căn nhà kho, bắt đầu cháy lan sang nhà bên cạnh thì mới được phát hiện. Rất may lửa cháy ở tầng trên cùng, lại không có gió, nhà hàng xóm cũng không có vật dụng dễ bắt lửa để có thể cháy lan, nên khi chủ nhà gọi được cứu viện thì đám cháy đã giảm nguy cơ đi nhiều.
Một vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại nhiều, nhưng lại gây sự ồn ào. Nhóm zalo của phố liên tục có tin mới, đều xoay quanh vụ cháy. Nhiều người bày tỏ lo lắng, khác hẳn sự bàng quan trước đó. Câu chuyện cứ thế cà kê đến khuya. Đi qua hoảng loạn của việc “mất bò”, nhiều người bắt đầu lo câu chuyện “làm chuồng”. Người thì đề nghị lập tổ phản ứng nhanh để xử lý tình huống khẩn cấp ở khu phố, nhưng bị gạt đi, vì ai cũng có công việc của riêng mình, người thường ở nhà thì cơ bản già yếu. Người thì đặt vấn đề thuê dân phòng để ứng cứu sự cố khi phố có chuyện, nhưng cũng bị gạt đi vì lo “nước xa không cứu được lửa gần”. Khi có biến vẫn phải là tinh thần “tại chỗ” mới có thể xử lý tình huống được. Ai cũng lo lắng, nhưng lại bất đồng trong cách giải quyết. Nhóm zalo vì thế lại rơi vào im lặng.
Sau đó, nhiều nhà đem về những chiếc bình chữa cháy. Có nhà mua cùng lúc gần chục bình đặt khắp các phòng và chiếu nghỉ cầu thang các tầng, với suy nghĩ có thể chủ động phun xịt khi xảy ra hỏa hoạn. Một số nhà thì gọi thợ phá “chuồng cọp” trước nhà, đặt vấn đề an ninh cho ngôi nhà xuống dưới nỗi lo cháy nổ. Nhà quyết liệt hơn còn cho cải tạo lại toàn bộ hệ thống điện sáng... Người dân trong khu phố trở nên khẩn trương và gấp gáp. Đúng là không gì bằng sự trực quan cả. Chỉ khi thấy nguy cơ cận kề, mới khiến ý thức con người ta thay đổi. Có người còn nói rằng may mà nhà bà L. hỏa hoạn... Vì sao lại cứ nhất thiết phải như vậy? Câu chuyện của một khu phố, cũng là bài học cho nhiều khu phố.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2024-12-13 22:09:00
Quy định mới của Chính phủ về thực hiện đấu giá biển số xe
-
2024-12-13 16:49:00
Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn trao 196 suất học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
-
2024-08-10 21:46:00
Đồng hành cùng thanh niên vùng khó khởi nghiệp
Ngọc Lặc thực hiện nhiều giải pháp bứt phá cuối nhiệm kỳ
Niềm vui trong ngôi nhà nghĩa tình đồng đội
Công ty Điện lực Thanh Hóa tuyên dương con CBCNV đạt thành tích cao trong năm học 2023 - 2024
Người trẻ xứ Thanh “giữ lửa” nghề truyền thống
Toạ đàm “Thực tiễn và kinh nghiệm xây dựng văn hoá doanh nghiệp”
Kiểm kê đất đai chuyên đề về tình hình quản lý, sử dụng đất sân gôn
Nâng cao phúc lợi, lợi ích cho đoàn viên
Cả nước chi trả trực tiếp lương hưu và trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân từ 1/9
TP Thanh Hóa: Thu giữ, xóa gỡ nhiều logo, biển quảng cáo trá hình