(Baothanhhoa.vn) - Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong phát triển doanh nghiệp (DN) khoa học và công nghệ (KH&CN), tuy nhiên, so với quy mô hơn 15.000 DN đang hoạt động trong toàn tỉnh hiện nay thì con số 26 DN đã được công nhận DN KH&CN là quá ít. Điều này đòi hỏi ngành chức năng cũng như các DN cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển DN KH&CN trên địa bàn tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giải pháp cho sự phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong phát triển doanh nghiệp (DN) khoa học và công nghệ (KH&CN), tuy nhiên, so với quy mô hơn 15.000 DN đang hoạt động trong toàn tỉnh hiện nay thì con số 26 DN đã được công nhận DN KH&CN là quá ít. Điều này đòi hỏi ngành chức năng cũng như các DN cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển DN KH&CN trên địa bàn tỉnh.

Giải pháp cho sự phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Hoạt động thí nghiệm tại Công ty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông – DN KH&CN dẫn đầu trong lĩnh vực dinh dưỡng cây trồng. Ảnh: Lê Phong

Ngay khi Chính phủ ban hành chủ trương về phát triển DN KH&CN, Sở KH&CN Thanh Hóa đã tích cực tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong tỉnh thành lập DN KH&CN và lập hồ sơ đề nghị chứng nhận DN KH&CN; tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức các hội nghị, hội thảo với quy mô lớn về chủ đề xây dựng và phát triển DN KH&CN. Đặc biệt, hằng năm, Sở KH&CN phối hợp với Cục Phát triển thị trường và DN KH&CN, Bộ KH&CN tổ chức các lớp tập huấn về phát triển DN KH&CN và xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho các DN, tổ chức, cá nhân. Qua đó, các DN, tổ chức và cá nhân trong tỉnh nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, tầm quan trọng của DN KH&CN, cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước cũng như các thủ tục hành chính trong đăng ký chứng nhận DN. Đến nay, toàn tỉnh đã có 26 DN được chứng nhận DN KH&CN, trong đó, có 6 DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 4 DN hoạt động trong lĩnh vực y dược và 16 DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Đơn cử, như: Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông, Công ty CP Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa, Công ty CP Đầu tư phát triển Vicenza... Với số lượng DN KH&CN trên, Thanh Hóa hiện đang đứng thứ 3 trong cả nước về kết quả xây dựng, phát triển DN KH&CN. Tuy nhiên, đây là con số khá khiêm tốn so với số lượng DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Theo phân tích, đánh giá của Sở KH&CN, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do bản chất hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa từ kết quả KH&CN mang tính rủi ro. Các DN của tỉnh phần lớn là DN nhỏ và siêu nhỏ, tiềm lực tài chính yếu nên chưa mạnh dạn đầu tư cho KH&CN; cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với DN KH&CN chưa thực sự hấp dẫn; điều kiện, thủ tục để được thụ hưởng một số chính sách ưu đãi còn ngặt nghèo, đặc biệt là chính sách ưu đãi về thuế thu nhập DN. Bên cạnh đó, một số quy định của Nhà nước có tác dụng gián tiếp hỗ trợ thúc đẩy thị trường công nghệ, thương mại hóa sản phẩm KH&CN, như: Xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ không sử dụng ngân sách Nhà nước; giao quyền sở hữu, sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ sử dụng ngân sách Nhà nước gặp nhiều khó khăn, bật cập trong quá trình thực hiện...

Giải pháp cho sự phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Đại diện lãnh đạo Sở KH&CN trao giấy chứng nhận DN KH&CN cho các DN.

Từ thực tiễn trên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả phát triển DN KH&CN trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới, cần thêm những giải pháp thiết thực từ DN, ngành chức năng, chính quyền các cấp. Trong đó, cần xác định việc phát triển DN KH&CN phải được đặt trong tổng thể mô hình phát triển DN của cả tỉnh. Vai trò, vị trí của DN KH&CN ở từng ngành, lĩnh vực, vùng và từng địa phương phải gắn bó chặt chẽ với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Bên cạnh việc phát triển về số lượng, phải quan tâm đến chất lượng DN KH&CN, làm cho DN KH&CN thực sự trở thành nền tảng và động lực cho phát triển sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao. Cùng với đó, thường xuyên đánh giá và cập nhật nhanh chóng cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn của sự phát triển. Ngành KH&CN cần quy hoạch và phát triển các khu ươm tạo DN KH&CN trong tỉnh và đổi mới cơ chế đầu tư, quản lý. Ví dụ, có thể triển khai các khu ươm tạo theo hình thức hợp tác công tư (PPP) để tăng cường nguồn lực đóng góp từ xã hội, với sự tham gia của các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích đầu tư mạo hiểm cho một số ngành và lĩnh vực mới có nhiều triển vọng. Ngoài ra, để đạt được mục tiêu đề ra, giải pháp nâng cao hiệu quả chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chức năng xây dựng cơ chế, chính sách và triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển DN KH&CN cũng cần được đặc biệt quan tâm. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách cần được quan tâm hơn và nên cải tiến, lựa chọn hình thức phù hợp với từng đối tượng, qua đó, tạo ra làn sóng mới trong phát triển DN KH&CN trong cộng đồng DN. Nội dung luôn được đề cập, song không phải chính sách nào, nơi nào, lúc nào cũng được tuyên truyền, phổ biến một cách hiệu quả. Và, điều quan trọng là, việc phát triển DN KH&CN không chỉ phụ thuộc vào chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chính mỗi DN phải tạo sự chuyển biến về nhận thức phát triển KH&CN, xem đầu tư cho KH&CN là nền tảng cho sự phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập.

Bài và ảnh: Lê Phong


Bài Và Ảnh: Lê Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]