(Baothanhhoa.vn) - Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Thanh Hóa được thành lập theo Quyết định số 3079/QĐ-UBND, ngày 27-10-2006 của Chủ tịch UBND tỉnh. Việc ra đời và đi vào hoạt động của quỹ đã góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Thanh Hóa được thành lập theo Quyết định số 3079/QĐ-UBND, ngày 27-10-2006 của Chủ tịch UBND tỉnh. Việc ra đời và đi vào hoạt động của quỹ đã góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Hội thảo khoa học Quỹ Phát triển KH&CN Thanh Hóa với sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Từ số vốn được cấp một lần là 6 tỷ đồng và được bổ sung hằng năm để bảo đảm vốn hoạt động tối thiểu 10 tỷ đồng, Quỹ Phát triển KH&CN Thanh Hóa bắt đầu triển khai hoạt động hỗ trợ vay vốn từ năm 2008 trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy, hải sản. Những năm tiếp theo, hoạt động của quỹ từng bước được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, đối tượng và phương thức hỗ trợ. Với tôn chỉ hoạt động bảo đảm cao nhất về chất lượng nghiên cứu và thực hiện đánh giá, xem xét tài trợ một cách khách quan, hoạt động của quỹ đã nhận được sự tham gia nhiệt tình của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Quỹ Phát triển KH&CN Thanh Hóa đã tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong tỉnh tiếp thu tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Đến nay, quỹ đã hỗ trợ cho vay 31 dự án thuộc nhiều lĩnh vực như, chăn nuôi, trồng trọt, đổi mới công nghệ thu hoạch trong nông nghiệp, chế biến hải sản... với tổng số vốn cho vay lên tới trên 12,8 tỷ đồng. Trong số 31 dự án, tại TP Thanh Hóa có 7 dự án, huyện Hậu Lộc có 4 dự án, Nga Sơn 4 dự án, Hoằng Hóa 4 dự án...

Các dự án được vay vốn và triển khai thực hiện đã và đang phát huy hiệu quả, đơn cử, như: Dự án “Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất muối sạch trên đồng cát Thanh Hóa”. Dự án này nhằm nâng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả của Công ty CP Muối và Thương mại Thanh Hóa và 4 HTX sản xuất muối tinh sạch phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Mặc dù vốn vay không nhiều (chỉ 760 triệu đồng trên tổng số hơn 2,8 tỷ đồng thực hiện dự án) nhưng đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp với doanh thu 1,5 tỷ đồng/năm. Hay như Dự án “Đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng sản xuất chế biến nước mắm truyền thống Do Xuyên – Ba Làng” do Công ty TNHH Châu Tuấn – Hải Thanh (Tĩnh Gia) chủ trì. Với số vốn vay 500 triệu đồng trong tổng số vốn đầu tư dự án trên 5,6 tỷ đồng, năm 2012, công ty đã lắp đặt được dây chuyền công nghệ sản xuất, chế biến nước mắm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất được 15.000 lít nước mắm loại 1 và 10.000 lít nước mắm loại 2 cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần phát triển thương hiệu nước mắm truyền thống Do Xuyên - Ba Làng. Ngoài ra, phải kể đến Dự án “Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất gạch không nung Terrazzo tại Công ty TNHH Xây dựng và Sản xuất vật liệu Quang Vinh”. Với số vốn vay 1 tỷ đồng trong tổng số vốn thực hiện dự án là 7 tỷ đồng, Công ty TNHH Xây dựng và Sản xuất vật liệu Quang Vinh đã lắp ráp, hoàn thiện được 1 dây chuyền sản xuất gạch Terrazzo công nghệ Italia, sản xuất trên 100.000 m2 gạch không nung thân thiện với môi trường cung cấp cho các công trình xây dựng tại Thanh Hóa và các tỉnh lân cận...

Cũng theo đánh giá của hội đồng quản lý quỹ, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình hoạt động của quỹ vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tháo gỡ, như: Về cơ chế hoạt động, đến nay, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về Quỹ Phát triển KH&CN của bộ, ngành vẫn chưa có, do vậy, quá trình thực hiện các hoạt động quỹ chủ yếu là học hỏi, tự đúc kết kinh nghiệm. Nguồn vốn hoạt động quỹ chưa đáp ứng được quy định của điều lệ quỹ với số vốn bảo đảm tối thiểu 10 tỷ đồng. Hiện, vốn hoạt động của Quỹ Phát triển KH&CN Thanh Hóa mới đạt trên 7,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, theo quy định của điều lệ quỹ các dự án đăng ký vay vốn bắt buộc phải có tài sản thuế chấp (chủ yếu bằng đất và tài sản gắn liền với đất), nhưng thực tế nhiều dự án không thể giải quyết cho vay vì không có tài sản thuế chấp mặc dù nội dung khoa học dự án rất tốt. Hoặc nhiều dự án tổ chức thực hiện ở địa bàn nông thôn giá trị tài sản thuế chấp thấp nên không thể cho vay với mức cao như đơn vị đề xuất...

Quỹ Phát triển KH&CN không phải là nguồn tài chính duy nhất cho hoạt động KH&CN, nhưng chắc chắn là nguồn rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Để phát huy vai trò của quỹ, đại diện hội đồng quản lý quỹ cũng như nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho rằng cần có cơ chế để tăng nguồn vốn hoạt động cho Quỹ Phát triển KH&CN; tăng mức vay cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu cũng như linh hoạt về lãi suất cho vay; thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp; giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi thực hiện vay vốn... Đặc biệt, chức năng chủ yếu của quỹ là thúc đẩy quá trình đưa tiến bộ KH&CN vào sản xuất, kinh doanh và đời sống, góp phần đổi mới công nghệ ở các đơn vị sản xuất. Do đó, trong quá trình hoạt động quỹ phải có sự phối hợp chặt chẽ với các chương trình, kế hoạch đổi mới công nghệ của các ngành, với chương trình phát triển tiềm lực KH&CN, theo dõi sát các thành tựu KH&CN đã được khẳng định có thể áp dụng trong sản xuất và đời sống.

Bài và ảnh: Phong Sắc


Bài Và Ảnh: Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]