Tin liên quan
Đọc nhiều
Hướng nghiệp sớm!
Những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm, hoạt động được gọi là “Ngày hội hướng nghiệp” lại được tổ chức rầm rộ. Từ trường khối dân sự, đến khối nghệ thuật, khối vũ trang có tính chuyên biệt hơn đều tổ chức hướng nghiệp. Hướng nghiệp là cần thiết, nhưng hệ lụy của việc hướng nghiệp cấp tốc khiến những đứa trẻ liên tục phải “bẻ lái”.
Con gái nhà tôi nhiều lần được hỏi sau này sẽ thi vào trường nào, thì câu trả lời luôn là: Con không biết.
Cách đây vài tháng con nói muốn thi vào trường sư phạm. Thực ra con ngưỡng mộ cô giáo của mình, nên cảm tính rằng theo nghề sư phạm thì sẽ trở nên “có uy” như cô giáo. Con đâu hiểu hết để trở thành giáo viên phải có những yêu cầu riêng biệt, ngoài kiến thức, còn phải có nghiệp vụ sư phạm, sự gần gũi và yêu thương, chia sẻ, thậm chí là biết chịu đựng hơn một số nghề khác khi mà môi trường giáo dục ngày càng xuất hiện những yếu tố khó lường. Con có tâm hồn hướng nội, ít nói, nhiều khi còn nhát nói trước đám đông, thường rút về phía sau và dễ dàng bỏ qua những cơ hội khẳng định bản thân. Chúng tôi lo lắng nếu con theo đuổi nghề dạy học sẽ không dễ dàng gì.
Rồi những ban tư vấn tuyển sinh của các trường đại học lần lượt về trường con học để “hướng nghiệp”. Vào một ngày, con cho biết mình không còn thích làm cô giáo tương lai nữa. Con muốn trở thành nhà ngoại giao vì nghe nói rằng nghề ngoại giao vĩ đại và nhân viên ngoại giao giỏi nhiều ngoại ngữ. Cái đó hợp với con, vì con học chuyên ngữ, lại học thêm một thứ tiếng khác bên ngoài. Trong khi con hào hứng, tự tin với khả năng ngoại ngữ của mình, thì tôi lại thấy lo lắng, vì tính ít nói của con có cho phép trở thành một nhà ngoại giao thường phải lấy ngôn ngữ nói làm phương tiện nghề nghiệp hay không? Tôi muốn nói điều gì đó, nhưng lại sợ dội gáo nước lạnh vào đầu con.
Tiếp đó con lại cho biết muốn đổi nghề sang học ngoại thương, học kinh tế, vì có những nghề được gọi là xu thế. Con như ở ngã ba đường.
Gần nhất con nói sẽ chọn thi vào ngành kỹ thuật hình sự. Con xem những bộ phim truyện về cảnh sát hình sự và thấy mê, rồi đổi ý. Chúng tôi thấp thỏm vì chả biết sự thần tượng này của con được bao lâu, hay đến một ngày nào đó con lại đưa ra một quyết định khác.
Chọn nghề phải như chọn đồ, càng kỹ càng càng bền, tránh sự cảm hứng nhất thời hay bị tác động bởi hiệu ứng đám đông. Những đứa trẻ ngay từ khi chuyển cấp học đã bị tác động bởi điều đó, mà nguyên nhân là bởi chúng thiếu đi sự định hướng, hướng nghiệp sớm.
Còn nhớ hồi con gái chọn thi vào chuyên ngữ, là cả một thời gian chúng tôi sống trong thắc thỏm, âu lo. Những đứa trẻ định hướng vào trường chuyên bằng rất nhiều rèn luyện và trải nghiệm, từ tham gia các đội dự tuyển, câu lạc bộ, đi học thêm ở nhiều môi trường khác nhau. Nhưng con gái lại quyết định chọn thi vào trường chuyên rất muộn, vừa là sự thử thách bản thân, cũng tạo ra thử thách cho người thân. Con chọn thi chuyên ngữ vì bị tác động của môi trường thay cho định hướng. Khi ấy lớp con có nhiều bạn nói sẽ thi chuyên ngữ. Rất may con đã lấy cần cù bù khả năng để cán đích, khiến vợ chồng tôi thở phào.
Những câu chuyện cảm hứng thay cho định hướng đã khiến cho nhiều đứa trẻ mất đi cơ hội học tập ở những môi trường mong muốn. Chẳng hạn như con hàng xóm, con đồng nghiệp của tôi. Lực học của những đứa trẻ hoàn toàn không kém, nhưng vì thiếu sự định hướng nên các cháu lo sợ, chọn nộp hồ sơ vào các trường THPT không mong muốn với hy vọng an toàn. Kết quả là điểm số của các cháu hoàn toàn vào được trường THPT điểm của thành phố, trong khi lại phải đi học xa. Tương tự, những sinh viên năm nhất, năm hai bỏ học, xin đổi nghề vì không thấy hứng thú với ngành học hiện tại. Chúng bước vào trường đại học theo chân bạn bè, theo tư vấn vội vàng của nhà trường và kết quả là vứt xuống sông, xuống biển một hai năm học tập.
Còn nhiều đứa trẻ thiếu được định hướng, hướng nghiệp sớm. Ở một góc nhìn khác, “ngày hội hướng nghiệp” thực chất chỉ là hoạt động tư vấn tuyển sinh mang tính đơn lẻ của các trường đại học, cao đẳng với mục tiêu giành học sinh về phía mình nhằm lấp đầy chỉ tiêu.
Những đứa trẻ được định hướng, hướng nghiệp sớm sẽ biết thi vào trường nào, chọn nghề gì rất sớm, như một con đường đã chọn sẵn, vẽ ra, cứ thế đi. Chúng sẽ trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng để đáp ứng tốt nhất yêu cầu cho đích đến thay cho một sự vội vàng và liên tục phải rẽ ngang. Điều đó không phụ thuộc vào mình đứa trẻ, mà cần phải có sự đồng hành hiểu biết của gia đình, sự tham gia trách nhiệm của nhà trường, nhất là các trường đại học rất cần có sự định hướng nghề nghiệp sớm cho học sinh từ những lớp thấp hơn, chứ không chỉ tập trung vào đối tượng mà họ cho là tiềm năng là học sinh lớp 12.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2025-04-18 14:05:00
“Bước tiến vững chắc” trong xây dựng nền giáo dục nông thôn mới
-
2025-04-17 14:47:00
FPT School Thanh Hóa “tung” quỹ học bổng “Fschools - Hành trình tỏa sáng” lên đến 95 tỷ đồng
-
2025-04-17 14:03:00
Quy định mới về thời gian nghỉ hè của giáo viên, nhân viên trường học
Hướng nghiệp sớm để con không nhầm đường
Bá Thước đưa phong trào khuyến học, khuyến tài lên một bước phát triển mới
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Thầy trò dốc sức trên đường đua “vượt vũ môn”
Ứng dụng AI trong giáo dục mầm non: Đồng hành cùng thế hệ số
Hội đồng Anh khởi động Giải thưởng IELTS Prize năm 2025
Hôm nay (15/4), mở cổng đăng ký thử dự thi tốt nghiệp THPT 2025
Sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội