Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết ngành Thông tin và Truyền thông năm 2023
Sáng 29/12, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự và chỉ đạo Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT). Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.
Tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị.
Theo báo cáo của Bộ TT&TT, năm 2023, công tác hoàn thiện đồng bộ và nâng cao chất lượng xây dựng thể chế phát triển ngành TT&TT tiếp tục là ưu tiên hàng đầu trong công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ. Công cuộc chuyển đổi số quốc gia do ngành TT&TT chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện với mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh của Việt Nam để vươn ra thế giới ngày càng được lan tỏa sâu rộng trên phạm vi toàn quốc. Năm 2023 là năm thứ hai liên tiếp kinh tế số Việt Nam có tốc độ tăng trường cao nhất trong khu vực ASEAN. Hạ tầng số được phát triển đồng bộ phục vụ chuyển đổi số quốc gia và dẫn dắt phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, tiến tới phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiếp tục khẳng định được vai trò tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia và đổi mới sáng tạo, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2023, doanh thu toàn ngành TT&TT ước đạt 3.744.214 tỷ đồng, tăng 1,49% so với năm 2022. Nộp ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 99.323 tỷ đồng, tăng 1,31% so với năm 2022. Đóng góp vào GDP của ngành TT&TT ước đạt 887.398 tỷ đồng, tăng 1,34% so với năm 2022. Tổng số lao động toàn ngành năm 2023 ước khoảng 1.767.766 người, tăng 2,72% so với năm 2022.
Hoạt động bưu chính tiếp tục có bước chuyển dịch mạnh mẽ với sự bùng nổ của thương mại điện tử góp phần thúc đẩy kinh tế số. Năm 2023, doanh thu dịch vụ bưu chính đạt 58.900 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm 2022. Việt Nam thăng 1 hạng theo xếp hạng chỉ số phát triển bưu chính năm 2023 (từ nhóm 5 lên nhóm 6).
Hạ tầng viễn thông và hạ tầng số trong năm vừa qua đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, từng bước đáp ứng vai trò là hạ tầng kinh tế kỹ thuật quan trọng của chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Đã triển khai thử nghiệm sóng 5G tại 59 tỉnh, thành; tỷ lệ dân số được phủ sóng 4G lên đến 99,8%. Tỷ lệ người dùng sử dụng smartphone/tổng số người dùng điện thoại di động tiếp tục gia tăng, lên tới 84,4%. Tỷ lệ sử dụng IPv6 xếp hạng thứ 9 toàn cầu.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.
Công nghiệp công nghệ số có những bước tiến mạnh mẽ. Doanh thu của lĩnh vực đạt 142 tỷ đô-la Mỹ với tỷ lệ giá trị Việt Nam chiếm 28,7%. Khoảng 1.500 doanh nghiệp công nghệ số có doanh thu từ thị trường nước ngoài (tăng gần 4% so với năm 2022). Phát triển công nghiệp công nghệ số, đưa công nghệ Make in Viet Nam vào mọi mặt của đời sống xã hội.
An toàn thông tin mạng tiếp tục là điểm sáng khi người dân đã được bảo vệ cơ bản trên không gian mạng. Số lượng địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong mạng Botnet tiếp tục giảm liên tục trong 05 năm qua (giảm gần 70% kể từ năm 2018).
Báo chí, truyền thông tiếp tục khẳng định được vai trò quan trọng trong việc phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, lan toả năng lượng tích cực, tạo niềm tin xã hội, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên, trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Năm 2023, quy mô doanh thu thị trường sách nói đạt trên 102 tỷ đồng, tăng 2 lần so với 2022 (52,3 tỷ); ước đạt trên 40 triệu bản sách nghe, tăng 25% so với năm 2022. Tỷ lệ nhà xuất bản đăng ký hoạt động xuất bản phẩm điện tử ước đạt 40,3%, vượt 20% so với kế hoạch; Số tựa sách điện tử xuất bản trong năm ước đạt 4.600, tăng 31,4%, đưa tỷ lệ sách điện tử/sách đạt 15,3% trên tổng số xuất bản phẩm (vượt chỉ tiêu năm 12%).
Năm 2024 sẽ là năm ngành Thông tin và Truyền thông thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo chủ đề: “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. Xác định năm 2024 sẽ là năm phổ cập hạ tầng số, phổ cập các thành tố nền tảng của chuyển đổi số, phát triển các ứng dụng số để phát triển kinh tế số, tạo ra động lực mới để tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động. Hạ tầng số của Việt Nam dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, xanh, thông minh, mở và an toàn. Hạ tầng này phải được ưu tiên đầu tư, hiện đại hóa và đi trước một bước để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Thảo luận tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, các địa phương đã phân tích, làm rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức đặt ra; chia sẻ kinh nghiệm, chỉ rõ những nội dung mới, cấp bách mà Bộ TT&TT cần triển khai thực hiện trong thời gian tới. Đồng thời, đề xuất các giải pháp thiết thực thúc đẩy ngành TT&TT tiếp tục phát triển.
Lãnh đạo Bộ TT&TT khen thưởng, tôn vinh các cá nhân, tập thể có thành tích tiêu biểu xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển lĩnh vực TT&TTnăm 2023.
Tại hội nghị, Bộ TT&TT đã khen thưởng, tôn vinh các cá nhân, tập thể có thành tích tiêu biểu xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển lĩnh vực TT&TT năm 2023.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. (Ảnh chụp màn hình).
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá cao kết quả đạt được của ngành TT&TT trong công tác năm 2023.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Bộ TT&TT cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, tận dụng công nghệ tạo ra sự hứng khởi, mới mẻ để truyền cảm hứng, vận động, thuyết phục các cấp, ngành, người dân cùng vào cuộc trong công cuộc chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, ngành TT&TT là ngành hết sức đặc biệt nên cần có những cơ chế đặc thù, tranh thủ nguồn lực... để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ trong thời gian tới.
Linh Hương
- 2024-11-05 05:00:00
Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 5/11/2024
- 2024-11-04 20:00:00
Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 4/11
- 2023-12-29 13:50:00
Quyết liệt hơn, sáng tạo hơn, đạt được kết quả tổng thể cao hơn năm 2023
Tập trung thanh tra những ngành, lĩnh vực nhạy cảm, dễ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực
Phấn đấu hoàn thành tốt mọi chỉ tiêu, hoạt động theo phương châm “Chữ thập đỏ vì mọi người ở mọi nơi”
UBND tỉnh triển khai nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 29/12
Thọ Xuân: Bàn giao nhà và kinh phí hỗ trợ cho các hộ đồng bào sinh sống trên sông
Bản tin 18h ngày 28 /12: Năm 2024, sẽ thanh tra hàng loạt doanh nghiệp tại Thanh Hóa
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động Hội Hữu nghị Việt - Nga tỉnh Thanh Hóa
Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát chuyên đề thực hiện Nghị quyết số 43 và số 52 của Quốc hội tại các huyện Yên Định và Triệu Sơn
Sư đoàn 341 sáp nhập và tổ chức lại Phòng Hậu cần, Phòng Kỹ thuật