Hiệu quả từ mô hình “Trường học an toàn giao thông”
Mặc dù mới được triển khai từ đầu năm học, mô hình “Trường học an toàn giao thông (ATGT)” tại các địa phương trong tỉnh đã bước đầu phát huy tốt hiệu quả, không chỉ nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự ATGT cho học sinh mà còn góp phần làm giảm tình trạng ùn tắc giao thông giờ cao điểm tại các cổng trường, từ đó góp phần xây dựng xã, phường, thị trấn an toàn, phù hợp với trẻ em.
Thành viên Tổ tự quản mô hình “Trường học ATGT” tại Trường THCS Trần Phú (TP Thanh Hóa) tham gia hướng dẫn phụ huynh, học sinh dừng đỗ xe đúng vị trí quy định.
Thực hiện mô hình “Trường học ATGT”, các địa phương đã thành lập các Tổ tự quản với ít nhất 10 thành viên gồm lực lượng công an, đoàn viên thanh niên nhà trường, đội quy tắc trật tự đô thị, ban an ninh trật tự thôn, khu phố... Hằng ngày, vào các giờ cao điểm, các thành viên của Tổ tự quản sẽ có mặt tại cổng trường để điều phối giao thông, hướng dẫn, nhắc nhở phụ huynh, học sinh dừng đỗ xe tại những nơi quy định.
Là 1 trong 9 điểm trường được lựa chọn làm điểm cấp tỉnh, Trường THPT Lê Lợi (Thọ Xuân) có số lượng học sinh đông, nằm ngay trên trục Quốc lộ 47C, khu vực trung tâm của huyện, nơi tập trung đông dân cư, có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao vào các khung giờ cao điểm... Từ khi triển khai thực hiện mô hình, dưới sự hướng dẫn của Công an huyện Thọ Xuân, Trường THPT Lê Lợi đã phối hợp với địa phương tổ chức kiện toàn Ban Chỉ đạo (BCĐ) mô hình “Trường học ATGT”, các Tổ tự quản, trên cơ sở BCĐ mô hình “Cổng trường ATGT” đã ra mắt hồi tháng 5/2024. Sau một thời gian triển khai mô hình “Trường học ATGT”, BCĐ đã tập trung chỉ đạo Tổ tự quản, lực lượng thanh niên xung kích tích cực tham gia hướng dẫn, tuyên truyền đảm bảo trật tự ATGT tại cổng trường trước giờ vào học và sau giờ tan học, phối hợp với lực lượng chức năng xử lý khi có tình huống xảy ra... Đến nay, mô hình “Trường học ATGT” tại Trường THPT Lê Lợi đã mang lại nhiều kết quả tích cực, số học sinh nhà trường vi phạm về trật tự ATGT giảm; nhận thức, ý thức, trách nhiệm và thói quen tham gia giao thông của cán bộ giáo viên, phụ huynh, học sinh và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất vi phạm, không để xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến lứa tuổi học sinh.
Em Lê Thu Thảo, học sinh lớp 10, Trường THPT Lê Lợi chia sẻ: "Từ khi nhà trường thực hiện mô hình “Trường học ATGT”, em và các bạn đã được tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, đội mũ bảo hiểm đúng quy định, không sử dụng các phương tiện không đúng quy định khi đến trường... Em nhận thấy mình đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về ATGT để tham gia giao thông an toàn, đúng luật".
Với sự tham gia tích cực, chủ động vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó lấy lực lượng công an và nhà trường làm nòng cốt, mô hình điểm cấp tỉnh “Trường học ATGT” tại Trường THCS Trần Phú (TP Thanh Hóa) đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần làm giảm đáng kể tình trạng ùn tắc tại cổng trường cũng như khu vực ngã tư Phú Sơn nơi gần cổng Trường THCS Phú Sơn.
Vào mỗi buổi sáng và giờ tan học, Tổ tự quản gồm lực lượng công an phường, quy tắc, lực lượng cựu chiến binh, dân quân, bảo vệ nhà trường, đại diện giáo viên nhà trường sẽ tổ chức phân luồng, hướng dẫn phụ huynh, học sinh dừng đỗ xe đúng quy định; nhanh chóng phân luồng, giải tỏa phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông.
Hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú Phạm Thị Hoa cho biết: “Cùng với việc phối hợp các lực lượng chức năng thực hiện mô hình “Trường học ATGT”, nhà trường cũng chú trọng công tác tuyên truyền tới tất cả học sinh, phụ huynh nhà trường các quy định của pháp luật về ATGT, từ đó, xây dựng ý thức tham gia giao thông an toàn cho các em học sinh và cả các bậc phụ huynh, từng bước hình thành văn hóa giao thông cho thế hệ trẻ”.
Cùng với việc ra mắt các mô hình điểm cấp tỉnh, tại mỗi địa phương, xã, phường, thị trấn đều cũng sẽ chủ động rà soát, đánh giá, lựa chọn ít nhất 1 mô hình “Trường học ATGT” để chỉ đạo điểm cấp xã, phường, thị trấn nhằm tạo chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động, nâng cao kiến thức, kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh. Bên cạnh đó, các thành viên Tổ tự quản tham gia mô hình cũng sẽ được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng bảo đảm trật tự ATGT; kỹ năng bảo vệ hiện trường; sơ cấp cứu nạn nhân gặp nạn; phân luồng giao thông, xử lý các tình huống gây mất an ninh trật tự, tình huống cứu nạn, cứu hộ trong các vụ việc về giao thông, trật tự; kỹ năng tập hợp và phát huy vai trò quần chúng tham gia xây dựng phong trào, các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình...
Năm học 2024-2025, tỉnh Thanh Hóa triển khai xây dựng mô hình “Trường học ATGT” đồng bộ tại 27/27 huyện, thị xã, thành phố. Các mô hình bước đầu đã phát huy tốt hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức, trách nhiệm và thói quen tham gia giao thông của cán bộ giáo viên, phụ huynh, học sinh và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn, góp phần phòng ngừa, hạn chế TNGT trong lứa tuổi học sinh.
Bài và ảnh: Linh Hương
{name} - {time}
-
2024-12-09 07:14:00
Kết luận thanh tra về giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công tại Bộ GDĐT
-
2024-12-08 16:57:00
Mô hình trường học không có học sinh sử dụng điện thoại
-
2024-11-28 15:18:00
PTE Life - Luyện thi nước rút chứng chỉ PTE, đón đầu kết quả visa 462
Vẫn còn băn khoăn việc lựa chọn môn thi thứ 3
Thanh Hóa có 126.893 bài tham dự Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 53
Mở đơn đăng ký xét duyệt học bổng khuyến học thanh niên Thanh Hóa phía Nam năm 2024 do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tài trợ
Duy trì hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Nhiều điểm mới quan trọng trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học từ 2025
Phát động cuộc thi “Chữ đẹp Việt” cho học sinh tiểu học trên toàn quốc
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Trường THCS Trần Mai Ninh giành giải nhì cuộc thi “Chinh phục tương lai”
“Bật đèn xanh” cho dạy thêm, học thêm (Bài 3): Nới lỏng và quản lý