(Baothanhhoa.vn) - Với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều mô hình kinh tế sản xuất tập trung, quy mô lớn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đã được hình thành, góp phần giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên làm giàu.

Hiệu quả những mô hình kinh tế từ nguồn vốn vay ưu đãi

Với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều mô hình kinh tế sản xuất tập trung, quy mô lớn trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đã được hình thành, góp phần giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên làm giàu.

Hiệu quả những mô hình kinh tế từ nguồn vốn vay ưu đãiMô hình trồng dưa trong nhà màng của hộ ông Trịnh Văn Quyền, khu phố Vĩnh Điện, thị trấn Thiệu Hóa (Thiệu Hóa).

“Đòn bẩy” từ vốn vay

Xác định nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi là “đòn bẩy” để hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế, NHCSXH huyện Thiệu Hóa đã bám sát các chủ trương, kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đẩy mạnh chính sách tín dụng, đáp ứng nhu cầu về vốn chính sách cho các đối tượng được thụ hưởng.

Đến thăm mô hình gia trại của hộ ông Trịnh Văn Y, khu phố Vĩnh Điện, thị trấn Thiệu Hóa - một trong những hộ dân phát huy hiệu quả đồng vốn vay từ NHCSXH, khi ông đang tất bật chuẩn bị cho lứa lợn sắp xuất bán ra thị trường. Không giấu được niềm vui, ông Y cho biết: “Lợn thương phẩm ở thời điểm hiện tại đang được giá, không chỉ gia đình tôi mà những hộ chăn nuôi khác có lợn xuất bán cũng rất phấn khởi”. Đánh giá về vốn vay từ NHCSXH, ông Y cho rằng, đây là nguồn vốn ưu đãi có lãi suất cho vay thấp, thời gian đáo hạn dài và không phải tín chấp tài sản như các ngân hàng thương mại nên phù hợp với đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Với ông Y, thời điểm trước đây, dù có lợi thế về đất đai nhưng gia đình lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc xoay sở nguồn vốn để đầu tư chăn nuôi. Sau khi được cán bộ NHCSXH huyện hướng dẫn, năm 2022, ông đã mạnh dạn đăng ký vay 50 triệu đồng từ chương trình vốn vay giải quyết việc làm. Có vốn, ông đầu tư chuồng trại, mua lợn giống. Từ những lứa lợn chỉ vài con ban đầu, đến nay, gia đình ông đã sở hữu đàn lợn hàng chục con, mỗi năm xuất bán thu về gần 200 triệu đồng lợi nhuận.

Giống như hộ ông Y, gia đình ông Trịnh Văn Quyền, khu phố Vĩnh Điện cũng đầu tư mô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu trong nhà màng từ 100 triệu đồng nguồn vốn vay giải quyết việc làm. Ông Quyền cho biết: "Mô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu đang đem lại hiệu quả lớn cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn thị trấn. Tuy nhiên, để đầu tư phát triển mô hình này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn và có kiến thức nhất định về kỹ thuật chăm sóc kỹ lưỡng". Với diện tích 1.400m2 đất, ông Quyền đã phải bỏ ra nguồn vốn gần 500 triệu đồng để đầu tư xây dựng mô hình. Dẫn chúng tôi thăm mô hình, ông Quyền cho biết: “Dự kiến 20 ngày nữa lứa dưa đầu tiên sẽ cho thu hoạch. Với mức giá dao động từ 22 đến 25 nghìn đồng/kg, kỳ vọng vụ thu hoạch lứa đầu tiên sẽ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình”.

Góp phần thay đổi tư duy sản xuất

Trong lộ trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Thiệu Hóa thì nguồn vốn vay tín dụng từ NHCSXH và chương trình tín dụng từ các ngân hàng khác đã, đang góp phần đắc lực trong việc thay đổi tư duy sản xuất, canh tác của người nông dân. Thay vì sản xuất nhỏ lẻ, manh mún như trước đây, đến nay bà con đã dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, đầu tư phát triển những mô hình sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn.

Ông Đỗ Thành Đồng, Chủ tịch UBND thị trấn Thiệu Hóa, cho biết: "Nguồn vốn vay từ NHCSXH huyện Thiệu Hóa là một trong những kênh tín dụng ưu đãi thiết thực đối với nông dân địa phương. Nguồn vốn vay không chỉ đa dạng với nhiều chương trình cho vay khác nhau, đáp ứng cho nhiều đối tượng người dân, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách. Từ đó, giúp bà con có vốn để đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập. Nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại chăn nuôi tổng hợp, mô hình sản xuất tập trung đã được hình thành trên địa bàn thị trấn. Riêng các mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, địa phương đã liên kết phát triển nâng tổng diện tích lên 6ha, đem lại cho người dân nguồn thu nhập cao, ổn định".

Phó Giám đốc NHCSXH huyện Thiệu Hóa Lê Gia Tuân, cho biết: NHCSXH huyện Thiệu Hóa đang quản lý 13 chương trình tín dụng chính sách theo chỉ định của Chính phủ, có tổng dư nợ đạt 585 tỷ đồng, với hơn 10.000 khách hàng đang vay vốn. Thời gian tới, để phát huy hơn nữa nguồn vốn tín dụng chính sách, NHCSXH huyện tiếp tục chủ động đề xuất, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác. Đồng thời, thường xuyên rà soát các đối tượng có nhu cầu vay, đảm bảo 100% các đối tượng đủ điều kiện đều được vay vốn NHCSXH, góp phần giảm nghèo bền vững và XDNTM trên địa bàn huyện.

Bài và ảnh: Đình Giang



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]