Hè về, lại điệp khúc ấy
Một kỳ hè lại bắt đầu. Bác trưởng phố cùng những người đại diện cho một số đoàn thể của phố đến từng nhà, không sót gia đình nào cả. Đoàn người đảo đi rồi đảo lại suốt cả tuần để gặp bằng được chủ nhân. Trên tay thủ quỹ của phố là cuốn sổ và trên miệng trưởng phố luôn có bài văn mẫu.
“Nói thật là cũng biết gia đình còn nhiều khoản phải chi, nhưng chi gì cũng không giá trị bằng chi cho tương lai con trẻ. Nhà bác A ủng hộ chừng này, nhà bác B ủng hộ tới chừng kia cho các cháu sinh hoạt hè”... Bài thuyết trình của bác trưởng phố rất quen, và cả động tác mà bà thủ quỹ chìa cuốn sổ thu ra để minh chứng cũng rất quen, hệt như được lập trình.
Nhiều người trong khu phố biết giá trị của đồng tiền mà họ ủng hộ cho con trẻ, và mong sẽ được cụ thể thành các hoạt động hè, thành những phần thưởng...
Những ngày hè rời xa mái trường, nơi mà lũ trẻ mong chờ nhất chính là những điểm sinh hoạt hè. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng có thể đến nhà văn hóa thiếu nhi thành phố hay tham gia các câu lạc bộ thu phí cả. Chúng chỉ còn biết trông vào các điểm sinh hoạt, vui chơi hè ở khu dân cư. Ủng hộ tiền để các đoàn thể, nhất là tổ chức đoàn ở khu phố tổ chức các hoạt động này ích lợi quá còn gì.
Nhưng đồng tiền một khi bỏ ra, với nhiều người không chỉ phải rõ mục đích, mà còn cần được tường minh đường đi, cụ thể bằng những phần việc. Hơn nữa, đồng tiền ủng hộ cần phải tự nguyện. Ai có bao nhiêu ủng hộ bấy nhiêu, mà nếu không có tiền, có tấm lòng cũng quý rồi, đâu nhất thiết cứ phải là tiền mới quý. Đồng tiền đầu tư cho con trẻ không nên là sự mặc định, ép buộc người lớn là bao nhiêu. Cách mà bác trưởng phố và đoàn người đến vận động các gia đình trong khu phố dù không có từ nào nói là bắt buộc cả, nhưng khiến cho người dân trong phố cảm thấy như thế. Nhà bác A, bác B đã ủng hộ chừng ấy, được trưởng phố tuyên dương, khuyến nghị, thì chả lẽ mình lại không. Có khó cũng cố. Bởi đó là tâm lý con người.
Sau những đồng tiền ủng hộ sinh hoạt hè cho con trẻ được nhiều người trong phố móc hầu bao, rõ ràng họ có quyền được chờ đợi, thậm chí là được chứng kiến. Nhưng ở không ít khu phố, nhiều khi chỉ là một buổi ồn ào tổ chức tặng quà nhân dịp Tết Thiếu nhi (1/6), lũ trẻ nhận vài cuốn vở, vài cái bút viết, rồi chẳng có gì nữa. Nó không giống như những ý tưởng hoạt động hè mà đoàn người ở phố khi đi vận động các gia đình ủng hộ tiền đã nói với họ trước đó.
Hãy làm gì đó để đồng tiền trở nên có ích hơn, và người chi tiền không còn phải băn khoăn vì đồng tiền của mình ủng hộ, hơn là năm nào cũng phải nghe điệp khúc đã đến mức nhàm chán như đã lập trình.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:12:00
Nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông ở TP Thanh Hóa
-
2024-11-21 14:18:00
Như Thanh nỗ lực chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số
-
2024-05-25 13:28:00
Bàn giao nhà “Mái ấm tình thương” cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn
Tăng cường phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự
Người đưa công nghệ vào sản xuất bánh đa nem, miến gạo truyền thống
Tăng cường quản lý hoạt động bán hàng khuyến mại “trá hình”
Nuôi giấc mơ Lào trên đất Việt
Cùng con “lều chõng” mùa thi
Hà Nội: 14 người tử vong, 3 người bị thương trong vụ hỏa hoạn ở nhà trọ 5 tầng
Rộng lòng người, thoáng lòng đường
Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Điện lực miền Bắc thăm hỏi, động viên người lao động Công ty Điện lực Thanh Hóa
Nỗi lo từ những hồ, đập xuống cấp