(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) trên địa bàn tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Qua đó, đã hỗ trợ người dân, doanh nghiệp cùng vượt qua khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế tại các địa phương phát triển.

Góp phần phát triển kinh tế tại các địa phương

Thời gian qua, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) trên địa bàn tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Qua đó, đã hỗ trợ người dân, doanh nghiệp cùng vượt qua khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế tại các địa phương phát triển.

Góp phần phát triển kinh tế tại các địa phươngVốn Agribank góp phần xây dựng thương hiệu sản phẩm nước mắm Lê Gia (Hoằng Hóa).

Ông Lê Văn Thao, tiểu khu 4, thị trấn Thiệu Hóa (Thiệu Hóa), cho biết: “Gần 20 năm gây dựng và phát triển kinh tế, gia đình tôi luôn được Agribank tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn. Ban đầu, gia đình chỉ vay Agribank khoảng 30 triệu đồng, thế nhưng nhờ làm ăn hiệu quả, cùng với Agribank có các chương trình cho vay ưu đãi lãi suất hàng năm nên tôi mạnh dạn vay thêm để mở rộng sản xuất. Tổng vốn vay của gia đình tôi có khi lên đến gần 2 tỷ đồng. Hiện gia đình tôi đã đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố và nuôi 200 lợn nái, hơn 1.000 lợn thịt, trung bình 1 năm cung ứng cho thị trường gần 400 tấn sản phẩm, tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động có thu nhập ổn định. Đến nay, tôi đã trả dần các khoản vay cho ngân hàng”.

Bám sát chỉ đạo của Chính phủ và ngành ngân hàng về hỗ trợ tín dụng phát triển nền kinh tế, các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác cho vay hỗ trợ lãi suất theo quy định. Các chương trình chính sách cho vay ưu đãi lãi suất theo từng phân khúc khách hàng, đa dạng trong các gói vay. Đồng thời, các chi nhánh còn tiên phong trong việc thực hiện giảm lãi suất tiền vay, luôn có mức lãi suất cho vay thấp nhất tại thị trường nông nghiệp nông thôn theo đúng quy định của Chính phủ và ngân hàng Nhà nước. Tính đến cuối tháng 5/2024, tổng dư nợ cho vay của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh đạt hơn 62.000 tỷ đồng, chiếm 30,5% thị phần.

Các chương trình cho vay ưu đãi đang thực hiện hiệu quả là cho vay ưu đãi nông nghiệp, nông thôn; Chương trình tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa quy mô 10.000 tỷ đồng với lãi suất thấp nhất 3,5%/năm; Chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh quy mô 50.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 3%/năm; Chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống quy mô 10.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 4%/năm và cho vay tiêu dùng ưu đãi đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước... Đặc biệt, đối với chương trình tín dụng ưu đãi của các chi nhánh Agribank, vay vốn ưu đãi lãi suất đầu tư nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là gần 46.000 tỷ đồng tại tất cả các huyện trực thuộc, chiếm 74,6% tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh; với gần 200.000 hộ dân, 555 doanh nghiệp và 3 HTX đang vay vốn. Trong đó, có nhiều khách hàng vay để thực hiện sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP trên địa bàn, một số sản phẩm điển hình như sản phẩm giò bò của các huyện Ngọc Lặc, Hậu Lộc; khâu nhục, lạp sườn huyện Bá Thước; chè lam Phủ Quảng huyện Vĩnh Lộc; nước mắm Lê Gia huyện Hoằng Hóa; mắm tép thị xã Nghi Sơn; gạo tím quê Nông Cống; dưa baby huyện Thiệu Hóa...

Là các chi nhánh ngân hàng thương mại có 100% vốn Nhà nước, các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh cũng luôn đi đầu trong thực thi chính sách của Nhà nước và Chính phủ, không ngừng khẳng định vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn; thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tích cực triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ nền kinh tế vượt khó, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của địa phương và đẩy lùi “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tổng nguồn vốn của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh đạt gần 60.000 tỷ đồng, chiếm 33,3% thị phần hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, với đặc thù là địa bàn rộng, người dân khu vực nông thôn chưa có điều kiện tiếp cận dịch vụ ngân hàng số, các ngân hàng đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật gồm 2 điểm giao dịch lưu động bằng xe ô tô chuyên dùng, 69 máy ATM và 14 máy CDM, 466 máy POS để hỗ trợ khách hàng tiếp cận với dòng vốn ưu đãi của Agribank một cách thuận tiện nhất và trải nghiệm các dịch vụ ngân hàng số của Agribank toàn diện nhất. Các chi nhánh Agribank đang đồng hành với gần 1,6 triệu khách hàng tiền gửi, tiền vay và sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng. Các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh đã thực sự khẳng định vị thế của một ngân hàng thương mại Nhà nước có vai trò chủ lực, chủ đạo dẫn dắt thị trường tài chính, tiền tệ, thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Thanh Hóa.

Hiện, các chi nhánh Agribank đang tiếp tục bám sát các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để phục vụ người dân và doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho nhiều lao động. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước và Agribank về tín dụng phát triển công nghiệp, xuất khẩu, hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay phục vụ tiêu dùng đời sống. Bảo đảm duy trì và phát triển ổn định, bền vững hoạt động của ngân hàng tại mọi thời điểm. Mở rộng thị phần và thị trường tín dụng trên cả hai phương diện, tăng trưởng dư nợ và tăng số lượng khách hàng.

Bài và ảnh: Khánh Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]