(Baothanhhoa.vn) - Nhiều nông dân trồng sắn ở các huyện trong tỉnh Thanh Hóa đang “đứng ngồi không yên”, đối mặt với khó khăn khi giá sắn năm nay giảm gần một nửa so với năm trước, dao động từ 1.400 đến 1.700 đồng/kg.

Giá sắn “lao dốc”: Nông dân “đứng ngồi không yên” chờ giá “ấm” lên

Nhiều nông dân trồng sắn ở các huyện trong tỉnh Thanh Hóa đang “đứng ngồi không yên”, đối mặt với khó khăn khi giá sắn năm nay giảm gần một nửa so với năm trước, dao động từ 1.400 đến 1.700 đồng/kg.

Giá sắn “lao dốc”: Nông dân “đứng ngồi không yên” chờ giá ấm lên

Giá sắn “lao dốc”: Nông dân “đứng ngồi không yên” chờ giá ấm lên

Giá sắn năm nay giảm gần một nửa so với năm trước, dao động từ 1.400 đến 1.700 đồng/kg.

Ghi nhận tại huyện Như Xuân, người dân cho biết, năm 2024, giá sắn đạt 2.900 đồng/kg, có thời điểm cao nhất đạt 3.000 đồng/kg giúp cho nhiều hộ dân thu về hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Nhìn thấy tiềm năng đó, năm nay nhiều hộ gia đình trồng thêm sắn với mong muốn có thêm thu nhập cho gia đình, thế nhưng đến thời điểm hiện tại, toàn huyện Như Xuân giá sắn giảm xuống một nửa, đồng loạt ở mức 1.500 đồng/kg. Trước tình hình này, nhiều hộ dân đã quyết định tạm ngừng thu hoạch, chờ đợi sự thay đổi của giá sắn.

Giá sắn “lao dốc”: Nông dân “đứng ngồi không yên” chờ giá ấm lên

Chị Lương Thị Tình (thôn Vân Hòa, xã Cát Vân, huyện Như Xuân) quyết định tạm ngừng thu hoạch, chờ giá “ấm” lên để đảm bảo lợi nhuận.

Chị Lương Thị Tình (thôn Vân Hòa, xã Cát Vân, huyện Như Xuân) cho biết: “Năm ngoái thấy sắn được giá nên năm nay gia đình tôi đầu tư 1,5ha sắn, mong thu về khoảng 50-60 triệu đồng. Thế nhưng đến thời điểm này, giá sắn xuống quá thấp, tiền bán không đủ thu vốn và trả công cho nên dù sắn đã đến kỳ thu hoạch từ lâu nhưng tôi cũng không dám thu hoạch, chờ đợi xem giá có tốt lên được chút nào không”.

Giá sắn “lao dốc”: Nông dân “đứng ngồi không yên” chờ giá ấm lên

Từ đầu vụ, giá sắn đã thấp, bà con rất lo lắng. Hiện nay, giá sắn thấp hơn gần một nửa so với niên vụ năm 2023-2024 khiến nhiều nông dân thất thu.

Theo bà con nông dân cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến giá sắn giảm mạnh là do nhu cầu tiêu thụ từ các nhà máy chế biến tinh bột sắn trong nước giảm, đặc biệt là thị trường xuất khẩu gặp khó khăn. Trong khi đó, nguồn cung lại tăng do nhiều hộ dân mở rộng diện tích trồng sắn, gây áp lực giảm giá.

Giá sắn “lao dốc”: Nông dân “đứng ngồi không yên” chờ giá ấm lên

Người dân chán nản khi sắn đã đến vụ thu hoạch mà không thể bán.

Trước tình hình này, nhiều gia đình cả năm trông chờ vào vụ sắn bắt buộc phải “bán tháo” để vớt vát tiền vốn và công sức. Ông Lò Văn Thìn (65 tuổi, huyện Như Xuân) cho biết: "Gia đình tôi năm nay trồng đến 3ha sắn, như mọi năm vào tháng 12 âm lịch là đã có thể thu hoạch và bán cho thương lái nhưng đến nay sắn vẫn chất đống trong nhà. Bán rẻ thì lỗ nặng, không bán thì cả gia đình cũng gặp khó khăn vì cả năm trông chờ vào mỗi vụ sắn. Chúng tôi mong các cấp chính quyền vào cuộc, giúp đỡ cho bà con vượt qua khó khăn này để bà con bớt khổ".

Giá sắn “lao dốc”: Nông dân “đứng ngồi không yên” chờ giá ấm lên

Trong bối cảnh giá sắn lao dốc, nông dân Như Xuân đang gồng mình trước khó khăn, hy vọng vào một đợt “ấm giá” để gỡ gạc công sức cả năm trời. Để tránh tình trạng “được mùa, mất giá” lặp lại, cần những giải pháp bền vững từ các cơ quan chức năng và sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân với doanh nghiệp. Chỉ khi có hướng đi ổn định, người trồng sắn mới dám mạnh dạn thu hoạch và tiếp tục gắn bó với cây trồng truyền thống này.

Phương Đỗ - Hoàng Đông


Phương Đỗ - Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]