(Baothanhhoa.vn) - các đối tượng lừa đảo thu mua tài khoản ngân hàng sau đó đi tìm tài khoản trùng tên trên mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo. Đó là câu chuyện mà chị D đồng nghiệp của tôi từng gặp phải. Một đối tượng lạ đã hack tài khoản Facebook của chị, sau đó nhắn tin vay tiền bạn bè. Điều đáng nói, tên số tài khoản ngân hàng mà kẻ xấu cung cấp để chuyển tiền lại trùng với họ tên của chị D và trùng cả ngân hàng mà chị D đang sử dụng, chỉ là khác số tài khoản. Chính điều này đã khiến một số người bạn của chị chủ quan, không nghi ngờ... khiến nhiều người dễ sập bẫy.

Đừng chủ quan với “bẫy” mua bán tài khoản ngân hàng

các đối tượng lừa đảo thu mua tài khoản ngân hàng sau đó đi tìm tài khoản trùng tên trên mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo. Đó là câu chuyện mà chị D đồng nghiệp của tôi từng gặp phải. Một đối tượng lạ đã hack tài khoản Facebook của chị, sau đó nhắn tin vay tiền bạn bè. Điều đáng nói, tên số tài khoản ngân hàng mà kẻ xấu cung cấp để chuyển tiền lại trùng với họ tên của chị D và trùng cả ngân hàng mà chị D đang sử dụng, chỉ là khác số tài khoản. Chính điều này đã khiến một số người bạn của chị chủ quan, không nghi ngờ... khiến nhiều người dễ sập bẫy.

Đừng chủ quan với “bẫy” mua bán tài khoản ngân hàngNgười dân không nên cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng cho người lạ và các trang website, ứng dụng điện tử không tin cậy. (Ảnh minh họa)

Từ vụ việc này chúng ta nhìn thấy rõ hơn thủ đoạn của việc thu thập thông tin, mua bán, trao đổi, cho thuê tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo.

Tháng 12/2023 TAND huyện Thường Xuân đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với 3 bị cáo Nguyễn Quang Trạng, Phạm Lê Kiên Cường, Bùi Thanh Tùng cùng trú tại Hà Nội về hành vi “Thu thập, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng”. Vụ án được phát hiện từ việc chị Bùi Thị Th, trú tại thị trấn Thường Xuân bị lừa đảo tiền trên không gian mạng và chuyển tiền nhiều lần vào các tài khoản ngân hàng khác nhau. Chị Th đã báo cáo cơ quan công an. Trong quá trình xác minh tố giác tội phạm có dấu hiệu của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thường Xuân xác định: Khoảng đầu năm 2022, khi vào mạng xã hội, Nguyễn Quang Trạng thấy nhóm “Hội tìm việc làm” thì thấy có tài khoản tên “Nguyen Hai” đăng trong nhóm với nội dung muốn thuê người mở tài khoản ngân hàng. Thấy vậy, Trạng nhắn tin cho “Nguyen Hai” để hỏi nội dung thì được “Nguyen Hai” giới thiệu là người Hải Phòng, hiện đang làm việc tại Campuchia. “Nguyen Hai” đề nghị Trạng có người thân, bạn bè mở tài khoản ngân hàng tại Việt Nam để cho “Nguyen Hai” thuê thì sẽ được trả mức giá 1 triệu đồng/1 tài khoản. Từ lời giới thiệu của “Nguyen Hai”, thống nhất được giá thuê và cách thức mở, cần mở tại những ngân hàng nào thì Trạng bắt đầu tìm người mở tài khoản ngân hàng để cho thuê lại.

Trong khoảng từ tháng 2/2022 đến tháng 4/2022, Nguyễn Quang Trạng đã thu thập 110 tài khoản ngân hàng từ Phạm Lê Kiên Cường và Bùi Thanh Tùng cùng một số người khác để bán cho “Nguyen Hai” và được “Nguyen Hai” trả 64,5 triệu đồng/110 tài khoản... Cả 3 bị cáo trong vụ án đều bị truy tố, xét xử về tội “Thu thập, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng”.

Do nhu cầu sử dụng các hình thức thanh toán tín dụng trực tuyến của các tổ chức, cá nhân tăng lên, ngày càng nhiều đối tượng lợi dụng sự chủ quan của người dân để dụ dỗ nhằm trao đổi, mua bán trái phép tài khoản ngân hàng. Luật sư Nguyễn Hữu Giang, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa, Giám đốc Công ty Luật Nguyễn Giang Vina đánh giá: Hầu hết các đối tượng mua lại tài khoản ngân hàng của người khác để lừa đảo hoặc chuyển tiền chiếm đoạt qua tài khoản để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Đối với các hành vi này, tuỳ theo tính chất, mức độ hành vi, người cho thuê, cho mượn, mua bán tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

Theo Khoản 5, khoản 6, khoản 10 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, hành vi liên quan đến giao dịch tài khoản ngân hàng như cho thuê, mượn, mua, bán... mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, đồng thời buộc nộp lại vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi bất chính có được từ những hành vi này. Người cho thuê, cho mượn, mua bán tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 291 Bộ Luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất từ 200 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 2 đến 7 năm.

Đừng chủ quan với “bẫy” mua bán tài khoản ngân hàngNhân viên ngân hàng hướng dẫn người dân sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến (ảnh minh họa).

Luật sư Nguyễn Hữu Giang cũng đưa ra khuyến cáo người dân cần chú ý cảnh giác các điểm như: Tuyệt đối không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng cho người lạ và các trang website, ứng dụng điện tử không tin cậy; Không đăng tải, chia sẻ thông tin cá nhân, hình ảnh căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân, tài khoản ngân hàng lên mạng xã hội. Không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng cho những dịch vụ không thiết yếu, không có cam kết bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội. Không truy cập vào các website không rõ, hay truy cập vào các đường dẫn trong email, facebook, zalo... các đường link lạ trong ứng dụng điện tử khác khi không xác định được độ an toàn kể cả khi được người quen gửi.

Khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào trên không gian mạng, đặc biệt liên quan đến thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng của mình, người dân nên xem xét cẩn thận các quyền mà ứng dụng yêu cầu cũng như đọc kỹ các điều khoản, chính sách của ứng dụng này trước khi thực hiện. Nếu phát hiện có điểm đáng ngờ, hãy hủy cài đặt ứng dụng ngay lập tức. Nếu phát hiện bất kỳ ứng dụng, website có dấu hiệu lừa đảo nào, người dân cũng có thể báo cáo với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) tại địa chỉ https://canhbao.khonggianmang. gov.vn hoặc trực tiếp trình báo đến cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, ngăn chặn.

Trường hợp người dân bị mất căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân, cần trình báo ngay cho cơ quan chức năng để làm lại giấy tờ. Đây là căn cứ để chứng minh chủ sở hữu của căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân không có liên quan đến các giao dịch dân sự trong thời gian bị mất; đồng thời, phòng ngừa trường hợp số căn cước của công dân/chứng minh thư nhân dân bị lợi dụng thực hiện các giao dịch dân sự trái pháp luật.

Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo vệ pháp luật cần đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo các vụ việc, hành vi của các đối tượng đã bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự để người dân được biết, tìm hiểu, tránh các sự việc tương tự xảy ra.

Bài và ảnh: Việt Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]