(Baothanhhoa.vn) - Báo Thanh Hóa tổ chức đối thoại trực tuyến với chủ đề “Truy vết thần tốc, cách ly triệt để các đối tượng nguy cơ cao phòng chống COVID-19” vào lúc 14h30, ngày 23-2-2021. Chương trình được phát trực tiếp trên baothanhhoa.vn, trên kênh YoutubeFanpage Facebook của Báo Thanh Hóa.

Đối thoại trực tuyến “Truy vết thần tốc, cách ly triệt để các đối tượng nguy cơ cao phòng chống COVID-19”

Báo Thanh Hóa tổ chức đối thoại trực tuyến với chủ đề “Truy vết thần tốc, cách ly triệt để các đối tượng nguy cơ cao phòng chống COVID-19” vào lúc 14h30, ngày 23-2-2021. Chương trình được phát trực tiếp trên baothanhhoa.vn, trên kênh YoutubeFanpage Facebook của Báo Thanh Hóa.

Đối thoại trực tuyến “Truy vết thần tốc, cách ly triệt để các đối tượng nguy cơ cao phòng chống COVID-19”

Dịch bệnh COVID-19 đã và đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Mặc dù hiện nay, chưa xuất hiện bệnh nhân mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhưng nguy cơ dịch xâm nhập và lây lan dịch bệnh trên địa bàn tỉnh là hiện hữu, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân.

Xung quanh vấn đề này, Báo Thanh Hóa tổ chức Chương trình đối thoại trực tuyến với chủ đề “Truy vết thần tốc, cách ly triệt để các đối tượng nguy cơ cao phòng chống COVID-19”. Khách mời của chương trình là Thầy thuốc Ưu tú, Tiến sĩ Lương Ngọc Trương, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa.

PV: Thưa ông, đến thời điểm này có thể nói Thanh Hoá đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19, nhất là trong thời điểm hiện nay khi dịch bệnh COVID-19 đã và đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành trong cả nước với số ca mắc trong cộng đồng ngày càng gia tăng, vậy ông đánh giá như thế nào về hoạt động phòng chống dịch giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh?

Thầy thuốc Ưu tú, Tiến sĩ Lương Ngọc Trương:

Trong giai đoạn hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam đang diễn biến hết sức phức tạp, theo thông tin từ Bộ Y tế đã ghi nhận 3 biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 tại Việt Nam với khả năng lây lan nhanh, chu kỳ lây nhiễm ngắn, là nguy cơ và thách thức lớn đối với hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo ngành tế và các đơn vị liên quan thực hiện các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 với tinh thần quyết liệt, chủ động, thần tốc, triệt để, như: Tổ chức giám sát, truy vết các trường hợp nghi ngờ, F1, F2 và các trường hợp trở về từ các tỉnh có dịch, cách ly triệt để, khoanh vùng gọn các ổ dịch, lấy mẫu kịp thời không để dịch lây lan ra cộng đồng. Kiểm soát nghiêm, quản lý chặt chẽ khu vực biên giới đường bộ, đường biển, tại các khu vực cửa khẩu, đặc biệt là các đường mòn, lối mở, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hoạt động nhập cảnh trái phép vào Thanh Hóa.

Tổ chức quản lý chặt chẽ việc cách ly người nhập cảnh, tuyệt đối không để lây lan dịch bệnh trong khu cách ly và lây lan từ khu cách ly ra cộng đồng. Truyền thông các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới, thông điệp 5K. Giám sát y tế, theo dõi sức khỏe các trường hợp hoàn thành cách ly tập trung trở về địa phương theo quy định. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.

Từ ngày 28-1-2021 đến nay, hệ thống giám sát đã thực hiện thần tốc, triệt để việc rà soát, truy vết, giám sát, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp là F1, F2, các đối tượng vượt biên trái phép từ các đường mòn lối mở, các đối tượng trở về từ các ổ dịch, các mốc dịch tễ theo thông báo của Bộ Y tế, đã tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho 5.145 người/7.012 lượt xét nghiệm; thực hiện cách ly tập trung 2.071 trường hợp (hiện đang cách ly 338), cách ly tại nhà 30.746 trường hợp (hiện đang cách ly 6.595)… Từ đó đã kịp thời phát hiện, ngặn chặn dịch bệnh xâm nhập vào Thanh Hóa, kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

PV: Thưa ông, tại tỉnh ta, thực hiện Công điện số 03/CĐ-UBND ngày 28-1-2021 và Công điện số 05/CĐ-UBND ngày 3-2-2021 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; các địa phương trong tỉnh đã triển khai tích cực, chặt chẽ, có hiệu quả việc rà soát, truy vết, giám sát, cách ly, xét nghiệm đối với người đến, đi qua vùng dịch để phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện có một số địa phương chỉ định áp dụng các biện pháp cách ly quá mức cần thiết, gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của một bộ phận nhân dân, ông có nhận định như thế nào?

Thầy thuốc Ưu tú, Tiến sĩ Lương Ngọc Trương:

Vâng, dù đã đạt được nhiều kết quả trong công tác phòng chống dịch COVID-19, tuy nhiên, xung quanh vấn đề truy vết, cách ly công dân tại một số địa phương thực hiện chưa thống nhất. Nguyên nhân là do cơ quan tham mưu ở một số địa phương chưa nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế nên việc áp dụng các biện pháp cách ly y tế chưa thống nhất, chưa đúng với tinh thần của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Một số địa phương ứng xử quá mức đối với những người trở về từ các tỉnh có ca bệnh dương tính nhưng không có các yếu tố dịch tễ liên quan.

Để tổ chức thực hiện các biện pháp giám sát, cách ly phòng chống dịch hiệu quả, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh cũng đã có công văn gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh về việc thực hiện các biện pháp giám sát, cách ly phòng chống dịch COVID-19 yêu cầu thực hiện theo dõi, giám sát, quản lý tất cả những người, đến, trở về địa phương từ những nơi khác; thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về diễn biến tình hình dịch, nhất là các điểm dịch theo thông báo của Bộ Y tế để tổ chức các biện pháp rà soát, truy vết, giám sát, chỉ định cách ly, xét nghiệm phù hợp theo quy định.

Trong đó lưu ý một số điểm sau: Chỉ định cách ly tập trung, lấy mẫu, làm xét nghiệm đối với tất cả các đối tượng F1 và một số đối tượng khác chưa xác định rõ là F1 nhưng có nguy cơ cao cần theo dõi đặc biệt theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; thực hiện cách ly tại nhà, tại nơi cư trú tối thiểu 14 ngày đối với tất cả các trường hợp F2 và những người đến, đi qua, trở về từ các điểm dịch theo thông báo của Bộ Y tế; các đối tượng này nếu có các biểu hiện bệnh đường hô hấp (sốt, ho, khó thở...) cần phải được cách ly và theo dõi sức khỏe tại cơ sở y tế (bệnh viện hoặc Trạm Y tế).

Giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chủ trì, phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố điều tra dịch tễ, lấy mẫu, làm xét nghiệm cho các đối tượng này ở mức tối đa năng lực và thời gian trả lời kết quả xét nghiệm. Những người đến, đi qua, trở về từ các tỉnh, thành phố khác mà không thuộc các đối tượng nêu trên cần phải khai báo y tế, hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe (đo thân nhiệt) hàng ngày và đến ngay cơ sở y tế khi có các biểu hiện bệnh đường hô hấp (sốt, ho, khó thở...), để được kiểm tra y tế, chỉ định cách ly, theo dõi điều trị phù hợp. Đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp ngừng các biện pháp cách ly đối với các đối tượng này.

Giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cập nhật thông tin về các điểm dịch theo thông báo của Bộ Y tế, phối hợp với Văn phòng Sở Y tế đăng tải hàng ngày trên trang thông tin của Sở Y tế để các địa phương biết và áp dụng thực hiện các biện pháp giám sát, cách ly phù hợp cho từng đối tượng.

PV: Vậy, hiện nay việc cách ly các đối tượng để phòng chống dịch COVID-19 được quy định như thế nào thưa ông?

Thầy thuốc Ưu tú, Tiến sĩ Lương Ngọc Trương:

Theo hướng dẫn cũng như chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Ban Chỉ đạo quốc gia cũng như của Bộ Y tế, đối với những khu vực có ổ dịch được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định khoanh vùng và phong toả thì phải tuân thủ nghiêm ngặt. Tất cả những đối tượng F1 phải đưa đi cách ly tập trung; một số đối tượng khác chưa xác định rõ là F1 nhưng có nguy cơ cao cần theo dõi đặc biệt theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Thực hiện cách ly tại nhà, tại nơi lưu trú đối với tất cả các trường hợp F2 và những người đến, đi qua, trở về từ các điểm dịch theo thông báo của Bộ Y tế. Cụ thể, tại Quyết định 447/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã công bố COVID-19 (dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra) là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu. Bên cạnh đó, một trong các biện pháp phòng, chống dịch là tổ chức cách ly y tế.

Theo đó, tại “Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú phòng chống dịch COVID-19” ban hành kèm theo Quyết định 879/QĐ-BYTnêu rõ các đối tượng phải cách ly y tế tại nhà và đồng thời quy định rõ cách ly y tế tại nhà là gồm những địa điểm nào, thời gian cách ly bao lâu và yêu cầu đối với phòng cách ly như thế nào, cụ thể như sau:

Thứ nhất, cách ly y tế tại nhà, nơi ở, nơi lưu trú là bao gồm các địa điểm sau: nhà riêng; căn hộ chung cư; nhà ở tập thể; phòng ký túc xá trường học, khu công nghiệp, xí nghiệp; phòng nghỉ khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ và các phòng lưu trú của các cơ quan, đơn vị.

Thứ hai, đối tượng cách ly gồm:

- Người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định;

- Người thuộc đối tượng cách ly tập trung có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

- Các đối tượng khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và tùy theo diễn biến cụ thể của dịch bệnh Bộ Y tế tiếp tục hướng dẫn.

Thứ ba, thời gian cách ly: Cách ly 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.

Thứ tư, yêu cầu về phòng ở của người được cách ly, phải:

- Tốt nhất là ở phòng riêng, nếu không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình hoặc trong cùng nơi ở, nơi lưu trú ít nhất 2 mét và xa khu sinh hoạt chung.

- Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, không sử dụng điều hòa nhiệt độ, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng.

- Nếu có điều kiện nên chọn phòng ở cuối dãy, cuối hướng gió, xa khu vực đông người qua lại.

- Có nhà vệ sinh, xà phòng rửa tay, nước sạch.

- Có thùng rác có nắp đậy.

Bên cạnh đó, Quyết định 879/QĐ-BYT cũng nêu rõ: Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, người được cách ly và gia đình phải cam kết với Chính quyền địa phương thực hiện tốt biện pháp cách ly y tế tại nơi ở/nơi lưu trú, cụ thể như sau:

Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của Chính quyền địa phương và hướng dẫn của ngành y tế.

Chấp hành việc tự cách ly tại nhà đúng thời gian quy định.

Không ra khỏi nơi ở, nơi lưu trú trong suốt thời gian cách ly.

Không tổ chức liên hoan ăn uống, hoạt động đông người tại nơi ở, nơi lưu trú.

Các cá nhân trong hộ gia đình chấp hành nghiêm việc tự theo dõi sức khỏe, không giấu bệnh và thông báo ngay cho nhân viên y tế cấp xã và tổ dân phố khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt (nhiệt độ trên 37,5° C); ho; khó thở; sổ mũi, đau rát họng ....

Cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình hàng ngày thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh: Đeo khẩu trang; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; giữ nhà cửa thông thoáng, vệ sinh trong nhà: lau các đồ dùng vật dụng, bàn ghế, nền nhà, tay nắm cửa... bằng các chất khử trùng, chất tẩy rửa thông thường.

Các thành viên trong gia đình động viên, chia sẻ, giúp đỡ nhau, yên tâm thực hiện việc cách ly trong suốt thời gian theo dõi.

PV: Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, tinh thần “Truy vết thần tốc, cách ly triệt để” các đối tượng nguy cơ cao phòng chống COVID-19, được thực hiện như thế nào thưa ông?

Thầy thuốc Ưu tú, Tiến sĩ Lương Ngọc Trương:

Để kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh xâm nhập cào đạ bàn, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp tăng cường hoạt động Tổ giám sát cộng đồng đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng, phát hiện sớm các trường hợp mắc, nghi mắc, F1, F2, các trường hợp trở về từ các ổ dịch đang hoạt động tại Việt Nam, các trường hợp nhập cảnh trái phép trên địa bàn tổ chức cách ly triệt để; giám sát và tuyên truyền người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Kiểm tra điều kiện đảm thu dung tại các khu cách ly tập trung, bệnh viện và các phòng khám theo bộ công cụ, tiêu chí của Bộ Y tế.

Tiếp tục duy trì và thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp PCD tại các địa phương.

Ngành y tế phối hợp với lực lượng biên phòng, công an tổ chức giám sát các trường hợp nhập cảnh trái phép để kịp thời cách ly, lấy mẫu theo quy định.

Tiếp tục tổ chức chặt chẽ việc cho phép các các chuyên gia, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật cao, tiếp nhận các chuyến bay giải cứu nhập cảnh vào Việt Nam, cách ly tại Thanh Hóa về công tác tiếp nhận, vận chuyển, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, không để lây chéo trong khu cách ly và lây lan ra cộng đồng.

Giám sát y tế, theo dõi sức khỏe các trường hợp hoàn thành cách ly tập trung về địa phương 14 ngày theo quy định.

Với tinh thần và chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra các văn bản chỉ đạo công tác PCD COVID-19 trong đó yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, đồng thời chịu trách nhiệm, giao nhiệm vụ và yêu cầu người đứng đầu địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, nếu địa phương, đơn vị nào lơ là, thiếu trách nhiệm để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.

PV: Để phòng chống dịch hiệu quả, ông có khuyến cáo gì đối với người dân?

Thầy thuốc Ưu tú, Tiến sĩ Lương Ngọc Trương:

- Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.

- Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn). Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

- Giữ khoảng cách tối thiều 2 mét (2 sải tay) với những người khác không sống cùng nhà.

- Không tụ tập đông người khi không cần thiết, nếu bắt buộc hãy giữ khoảng cách an toàn tối thiểu 2 mét và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng…

- Thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.

- Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.

- Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.

- Mọi người dân nêu cao tinh thần tố giác, phát giác những trường hợp trở về từ đường mòn lối mở, trường hợp vi phạm các quy định cách ly y tế và các quy định về thực hiện cá biện pháp phòng chống dịch.

PV: Xin cảm ơn ông!

BĐT


BĐT

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]