(Baothanhhoa.vn) - Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng tạo ra áp lực về giao thông, năng lượng, môi trường, y tế, thực phẩm, nước sạch... Do vậy, phát triển đô thị thông minh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm giải quyết các vấn đề của đô thị, xây dựng thành phố theo hướng tiện nghi, thân thiện, nâng cao chất lượng sống, giảm thiểu những nhược điểm của quá trình đô thị hóa, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền thành phố, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng sự hài lòng của người dân.

Xây dựng thành phố thông minh: Hiệu quả bước đầu đáng khích lệ

Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng tạo ra áp lực về giao thông, năng lượng, môi trường, y tế, thực phẩm, nước sạch... Do vậy, phát triển đô thị thông minh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm giải quyết các vấn đề của đô thị, xây dựng thành phố theo hướng tiện nghi, thân thiện, nâng cao chất lượng sống, giảm thiểu những nhược điểm của quá trình đô thị hóa, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền thành phố, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng sự hài lòng của người dân.

Xây dựng thành phố thông minh: Hiệu quả bước đầu đáng khích lệTrung tâm Điều hành thông minh TP Sầm Sơn.

TP Sầm Sơn - “Thành phố điều hành quản lý thông minh”

Tại Thanh Hóa, Viettel Thanh Hóa đã ký thỏa thuận hợp tác về xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025, là đơn vị tư vấn Đề án xây dựng TP Thanh Hóa trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến 2030, triển khai thành công Trung tâm Điều hành đô thị thông minh TP Sầm Sơn vào tháng 4-2021. Với các hạng mục được lắp đặt tại trung tâm điều hành thông minh, TP Sầm Sơn đã được triển khai đồng bộ các giải pháp hiện đại nhất như: nền tảng trung tâm điều hành thông minh, hệ thống camera giám sát giao thông, an ninh an toàn, hệ thống phản ánh hiện trường, hệ thống giám sát thông tin báo chí và truyền thông, hệ thống cổng thông tin du lịch, hệ thống cảnh báo cháy nhanh, hệ thống cảnh báo thiên tai, hệ thống wifi công cộng, hệ thống nhắn tin chào mừng du khách, triển khai tích hợp hệ thống ứng dụng CNTT của thành phố về trung tâm điều hành thông minh. Trung tâm điều hành thông minh đi vào hoạt động đã giúp chính quyền TP Sầm Sơn cũng như người dân nơi đây cảm nhận được những hiệu quả tích cực trong việc điều hành, quản lý trật tự an toàn giao thông, an ninh đô thị.

Trung tâm có thể quản lý và giám sát từ tổng thể đến chi tiết từng tình huống diễn ra trong thực tế ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua dữ liệu thu thập từ hơn 155 camera giám sát được lắp đặt tại nhiều địa điểm công cộng, tuyến giao thông, cơ quan, đơn vị, trường học... trên địa bàn thành phố. Tổng hợp từ UBND TP Sầm Sơn, sau 2 năm đưa vào vận hành, đến đầu tháng 6-2022, Trung tâm Điều hành đô thị thông minh TP Sầm Sơn đã theo dõi, phát hiện hơn 113.000 trường hợp vi phạm giao thông làm cơ sở để công an thành phố thực hiện “phạt nguội”. Trong số đó có 112.298 trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Qua nhận diện khuôn mặt giúp lực lượng công an truy tìm được 10 trường hợp gây tai nạn rồi bỏ trốn. Từ thông tin theo dõi của trung tâm điều hành thông minh, các lực lượng liên quan cũng đã xử lý 730 trường hợp xe ô tô đậu, dừng không đúng nơi quy định, 2.920 trường hợp vi phạm về tự ý bán hàng rong trên lòng đường vỉa hè đô thị...

Bên cạnh việc quản lý và giám sát bằng hình ảnh qua hệ thống camera, trung tâm còn có thể theo dõi một cách trực quan các chỉ tiêu đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố, hỗ trợ cho lãnh đạo UBND thành phố chỉ đạo các chính sách phát triển kinh tế - xã hội kịp thời, chính xác. Đây là động lực để TP Sầm Sơn tiếp tục thực hiện chiến lược, lộ trình phù hợp, tiếp tục hành trình xây dựng thành phố thông minh, chuyển đổi số, hướng đến mục tiêu xây dựng thành công đô thị thông minh vào năm 2030.

TP Thanh Hóa - phát triển đô thị thông minh gắn với xây dựng chính quyền số

Với tầm nhìn, mục tiêu xây dựng TP Thanh Hóa trở thành đô thị thông minh vào năm 2025, trên cơ sở kết quả đã đạt được trong triển khai chính quyền điện tử và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ và khá hiện đại, TP Thanh Hóa có nhiều thuận lợi khi triển khai xây dựng đô thị thông minh.

Dự án đầu tư hoàn thành sẽ đưa TP Thanh Hóa trở thành đô thị thông minh theo Bộ chỉ số đô thị thông minh Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 (Phiên bản 1.0) được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố tại Văn bản số 3098/BTTTT-KHCN ngày 13-9-2019; đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý, điều hành và giám sát trên các lĩnh vực của đời sống, phục vụ tiện ích cho người dân... nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP Thanh Hóa nói riêng và của tỉnh Thanh Hóa nói chung. Từng bước thiết lập cơ sở hạ tầng tiên tiến cho sự phát triển của thành phố, không ngừng nâng cao chất lượng đời sống của người dân, góp phần quan trọng trong thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và các mục tiêu phát triển bền vững; đồng thời, sẵn sàng nâng cấp, mở rộng tích hợp các dịch vụ đô thị thông minh trong tương lai với mục tiêu trở thành một thành phố thông minh bền vững.

Quy mô đầu tư xây dựng TP Thanh Hóa trở thành đô thị thông minh được triển khai thực hiện trên 7 nhóm lĩnh vực, bao gồm: hạ tầng CNTT và viễn thông, truyền thông, đào tạo phục vụ đô thị thông minh; quản lý, điều hành; văn hóa - xã hội; an ninh trật tự; giao thông - vận tải; tài nguyên - môi trường; kinh tế thông minh.

Hiện nay, TP Thanh Hóa đã sớm hoàn thiện hạ tầng CNTT trong nội bộ các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố. Đảm bảo internet băng thông rộng, cáp quang được kết nối mọi lúc, mọi nơi, đến từng hộ dân trên địa bàn. Thành phố đã thực hiện hiệu quả việc ứng dụng CNTT, sử dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống thông tin một cửa điện tử, thư điện tử công vụ... 100% các đơn vị duy trì thực hiện trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử; 100% thủ tục hành chính được tiếp nhận trên hệ thống thông tin một cửa điện tử... thành phố đang tiếp tục triển khai biên lai điện tử cho UBND phường, xã, các trường học, trạm y tế, các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh thay cho việc sử dụng biên lai giấy; triển khai bổ sung các phần mềm trong hệ sinh thái giáo dục thông minh như: thẻ điểm danh thông minh, phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục, tích hợp thanh toán học phí qua VNPT Pay, thực hiện cài đặt ứng dụng vnEdu Teacher, vnEdu Connect để hỗ trợ giáo viên, phụ huynh cập nhật thông tin, tương tác giữa nhà trường, gia đình và xã hội; tiếp tục triển khai thanh toán không dùng tiền mặt... Phối hợp với các đơn vị viễn thông trong việc thực hiện xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động đảm bảo đúng quy hoạch, phát triển và mở rộng phạm vi phủ sóng 4G trên toàn địa bàn.

Những thành quả ban đầu đạt được trong việc triển khai xây dựng thành phố thông minh là động lực để chính quyền, Nhân dân TP Thanh Hóa và TP Sầm Sơn tiếp tục nỗ lực hoàn thành kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện để giải quyết các vấn đề của quá trình đô thị hóa. Gắn việc xây dựng thành phố thông minh với quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số.

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]