Xây dựng đô thị văn minh thực chất hơn
Quyết định 04/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đô thị văn minh gồm có 9 tiêu chí để đánh giá đó là: quy hoạch; giao thông; môi trường và an toàn thực phẩm; an ninh trật tự; thông tin - truyền thông; việc làm, thu nhập bình quân, tỷ lệ hộ nghèo; văn hóa - thể thao; y tế, giáo dục; hệ thống chính trị và trách nhiệm của chính quyền đô thị.
Ngoài ra, để được xét công nhận phải có từ 90% trở lên người dân hài lòng và đồng ý đề nghị công nhận phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” thời gian qua được đẩy mạnh thực hiện ở nhiều địa phương. Dù đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên sau khi công nhận tình trạng người dân phàn nàn, có ý kiến khác vẫn diễn ra ở một số nơi. Để đảm bảo sự hài lòng thực chất cho người dân đô thị, chắc chắn chính quyền các đô thị còn phải nỗ lực rất nhiều.
Với sự phát triển quá mạnh mẽ, thậm chí có phần thực dụng trong những năm gần đây dẫn đến nhiều đô thị đang bộc lộ những vấn nạn, nhiều người dân bức xúc.
Đó là khả năng quản lý, xử lý, thu gom rác thải kém hiệu quả dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường; thực phẩm bẩn tràn lan; hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, thiết chế văn hóa - thể thao thiếu đồng bộ dẫn đến ngập nước kéo dài, giao thông ùn tắc; điều kiện vui chơi, giải trí cho các cộng đồng dân cư chưa được đáp ứng; việc làm và thu nhập của nhiều hộ dân chưa ổn định...
Với việc ban hành Bộ tiêu chí mới, có hiệu lực từ ngày 15-4-2022, sẽ không còn cho phép sự à uôm và định tính nữa. Bởi một khi người dân đô thị chưa hài lòng, thì rất khó để thuyết phục được họ đồng thuận với chủ trương, việc làm của chính quyền sở tại. Xây dựng đô thị văn minh vì thế phải trở thành phong trào thực chất, tạo ra bước chuyển thực sự ở từng tiêu chí, được lượng hóa và có sự tác động trực tiếp đến đời sống của người dân, chứ không còn đơn thuần chỉ là ý chí của chính quyền bằng mọi giá để đạt danh hiệu. Nhất là sau khi được công nhận, các tiêu chí phải phát huy tác dụng lâu bền.
Vậy nên, để xây dựng đô thị văn minh và thông minh phải hướng đến giao thông thông minh, giáo dục thông minh, y tế thông minh... Những việc này nhiều đô thị đã triển khai nhưng chưa đồng bộ, nhất là chưa tạo ra hiệu ứng lan tỏa, sự chung tay từ tất cả cán bộ trong bộ máy chính quyền.
Một khi người dân hài lòng và đồng tình thì sẽ rộng đường để phường, thị trấn trở thành đô thị văn minh. Còn nếu chính quyền áp đặt, duy ý chí, thì dù có hô hào đến mấy cũng khó để mà người dân ủng hộ. Vậy nên muốn xây dựng được đô thị văn minh thì phải xây dựng được chính quyền điện tử, xác lập được chính quyền kiến tạo, hướng đến lợi ích của người dân.
Tuệ Minh
{name} - {time}
- 2023-12-03 14:59:00
Tuyển sinh Đại học 2024: Gần 3.000 thí sinh dự kỳ thi Đánh giá Tư duy đầu tiên
- 2023-12-03 14:43:00
Hà Trung nỗ lực hoàn thành mục tiêu kinh tế năm 2023
- 2022-03-09 06:50:00
Những “bác sĩ” chăm sóc “nhịp đập trái tim” cho tàu biển
230.000 hộ nghèo nông thôn đang cần hỗ trợ nhà ở
Trao sổ tiết kiệm và tiền hỗ trợ cho trẻ bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19
Tuổi trẻ thị xã Nghi Sơn hướng ứng Tháng Thanh niên
Doanh nghiệp FDI ở Thanh Hóa giải quyết việc làm cho hơn 166.000 lao động và đang có nhu cầu tuyển dụng thêm
Tổng hợp 5 cách chấm điểm sim phổ biến hàng đầu hiện nay
Hội LHPN phường Tân Sơn thi đua chào mừng Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII
Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội nâng cao chất lượng cải cách hành chính
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới
Đẩy mạnh vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế