(Baothanhhoa.vn) - Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần đầu tư thỏa đáng để bồi dưỡng lại và đào tạo mới lực lượng lao động...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vai trò của doanh nghiệp trong nâng cao trình độ cho người lao động

Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần đầu tư thỏa đáng để bồi dưỡng lại và đào tạo mới lực lượng lao động...

Vai trò của doanh nghiệp trong nâng cao trình độ cho người lao động

Công nhân Công ty CP Lilama 5 làm việc trên công trường.

Để phát triển nguồn nhân lực, hàng năm Công ty CP Tiên Sơn Thanh Hóa luôn tuyển lao động phổ thông và đào tạo 100% với hình thức đào tạo ngắn ngày trong thời gian 1 tháng. Sau đó, công ty tiếp tục cho đào tạo chuyên môn tối thiểu 3 đến 6 tháng. Từ tháng thứ 3 trở đi công ty tổ chức sát hạch tay nghề và nếu đạt sẽ được làm việc, hưởng 100% lương, nếu không sẽ hưởng lương tối thiểu. Bên cạnh đó, công ty còn đào tạo công nhân kỹ thuật cao đối với quản đốc, đội trưởng, đội phó, trưởng, phó phòng chuyên môn... Theo ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tiên Sơn Thanh Hóa: Nếu không đào tạo sẽ không có người làm. Vì vậy năm nào cũng tổ chức đào tạo, số lao động đáp ứng được công việc sau đào tạo đạt khoảng 60-70%.

Cũng theo ông Lâm, để giữ chân người lao động, đặc biệt là những lao động có tay nghề vững thì công ty cũng đã có cơ chế, chính sách đối với người lao động đó là luôn bảo đảm đầy đủ các chế độ, quyền lợi của người lao động theo quy định của Nhà nước... Với việc đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động không chỉ trong một khoảng thời gian mà liên tục đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất, các đơn hàng gia tăng. Do đó đã thúc đẩy doanh thu của công ty tăng mạnh, mặt khác còn nâng cao được năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Tại Công ty CP Lilama 5, theo chia sẻ của ông Trần Hữu Dũng, trưởng phòng tổ chức, hành chính: Trong công tác đào tạo, đối với công nhân kỹ thuật, công ty sẽ tuyển dụng trực tiếp ở trường nghề. Trước khi tuyển dụng, đơn vị phối hợp với các nhà trường tổ chức cho học viên đi thực tập 2-3 tháng. Sau khi tốt nghiệp, nếu học viên có nhu cầu công ty sẽ tuyển dụng. Không dừng ở đây, để được tham gia các dự án thì công nhân phải tiếp tục thi lại tay nghề, có chứng chỉ mới được vào dự án.

Với quan điểm, không đào tạo tràn lan và đào tạo phải mang lại hiệu quả thực tế, đáp ứng được công việc, đây cũng chính là một trong những yếu tố tạo sự thành công, thương hiệu cho Lilama 5. Ông Dũng cũng cho biết thêm: Về cơ bản, khi tuyển dụng vào công ty, người lao động đang còn phải “cầm tay chỉ việc”, tay nghề còn non, nếu không tổ chức đào tạo lại thì sẽ rất khó có thợ làm được việc, thợ giỏi dù kinh phí đào tạo cũng khá nhiều, như đối với thợ hàn sẽ chi phí khoảng 4 triệu đồng/người/khóa đào tạo... Trong năm 2019, công ty cũng đã đào tạo lại cho 30 thợ hàn.

Từ 2 dẫn chứng của Lilama 5 và Công ty CP Tiên Sơn Thanh Hóa, cho thấy nâng cao trình độ cho người lao động tại các doanh nghiệp là yếu tố không thể tách rời trong sự phát triển của doanh nghiệp. Đào tạo để người lao động nắm vững hơn tay nghề của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn với thái độ tốt hơn như PGS.TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch câu lạc bộ các nhà công thương Việt Nam đã từng nói: Trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động và người lao động với doanh nghiệp đang là một trong những vấn đề nóng hiện nay. Yêu cầu đặt ra là phải phát triển một thị trường lao động đa dạng và linh hoạt với những lao động được đào tạo lành nghề, giàu kỹ năng, có tính chuyên nghiệp và tay nghề cao...

Bài và ảnh: Vân Sơn


Bài Và Ảnh: Vân Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]