Nhằm bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống (TPTT) của các dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, tỉnh Thanh Hóa triển khai nhiều giải pháp thiết thực, lồng ghép với các chương trình, kế hoạch đang thực hiện, gắn với các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là đồng bào các DTTS.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Triển khai hiệu quả đề án bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số

Triển khai hiệu quả đề án bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số

Người dân bản Sáng, xã Quang Chiểu (Mường Lát) chuẩn bị trang phục truyền thống tại một lễ hội.

Nhằm bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống (TPTT) của các dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, tỉnh Thanh Hóa triển khai nhiều giải pháp thiết thực, lồng ghép với các chương trình, kế hoạch đang thực hiện, gắn với các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, nhất là đồng bào các DTTS.

Đề án “Bảo tồn, phát huy TPTT các DTTS Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” vừa được UBND tỉnh triển khai thực hiện. Theo đó, trong giai đoạn 2019 - 2025 đề án sẽ được tỉnh xây dựng dự án, triển khai tổng kiểm kê, lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về TPTT các DTTS trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó là tổ chức liên hoan trình diễn TPTT các DTTS; mở lớp tập huấn về phương pháp bảo tồn, kỹ năng và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật thêu hoa văn liên quan đến TPTT của các DTTS...

Một trong những hình thức được các địa phương có đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh áp dụng đó là triển khai mặc TPTT tại các trường dân tộc nội trú, khuyến khích công chức, viên chức là người DTTS tại cơ quan, đơn vị, Nhà nước mặc trang phục truyền thống trong các ngày lễ, tết, hội... Điển hình như Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Bá Thước quy định các em mặc trang phục dân tộc vào ngày thứ 2 hàng tuần và dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm. Đây là một trong những cách làm linh hoạt, sáng tạo để TPTT “sống” được trong cộng đồng dân cư. Còn tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Thượng (Quan Sơn) tổ chức các hội thi vào các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước, như: Lễ mừng cơm mới, Tết của người Thái, chúng em với nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc Thái... Tại lễ hội, các em được thi hát khặp, học đánh chiêng, trống, khua luống, đặc biệt các em được tham gia trình diễn trang phục dân tộc Thái...

Không chỉ ở một số trường học, nhiều huyện miền núi, như: Ngọc Lặc, Lang Chánh, Quan Hóa, Bá Thước, Quan Sơn, Mường Lát... cũng đã có những quy định cho các em học sinh mặc trang phục dân tộc truyền thống khi có những sự kiện quan trọng, những ngày lễ, tết, giao lưu văn hóa, văn nghệ...

Để tiếp tục thực hiện các nội dung về bảo tồn, khôi phục và phát huy di sản văn hóa phi vật thể về TPTT các DTTS, giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh Thanh Hóa sẽ triển khai công tác đánh giá, lựa chọn và lập hồ sơ khoa học danh mục di sản văn hóa phi vật thể về nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật thêu hoa văn liên quan đến TPTT của các DTTS đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; xây dựng gian hàng trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm về TPTT tại các khu, điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh...

Việc thực hiện thành công đề án sẽ góp phần bảo tồn, phát huy TPTT các DTTS, đưa TPTT phổ biến hơn với đồng bào dân tộc, nâng cao ý thức trong cộng đồng dân cư về công tác bảo tồn, phát huy TPTT các dân tộc...

Gia Bảo


Gia Bảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]