(Baothanhhoa.vn) - Nghỉ hè sẽ được cùng bố mẹ đi tắm biển, đi dã ngoại dịp cuối tuần. Được tham gia những lớp học hội họa, âm nhạc, học võ và kỹ năng sống, lên thư viện đọc sách... Còn sinh hoạt đoàn, đội tại nơi cư trú và nhiều hoạt động nữa. Tất nhiên rồi. Nhưng dường như những kỳ hè như thế đang dần biến mất với nhiều đứa trẻ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thoát khỏi sự lệ thuộc thay cho than vãn

Nghỉ hè sẽ được cùng bố mẹ đi tắm biển, đi dã ngoại dịp cuối tuần. Được tham gia những lớp học hội họa, âm nhạc, học võ và kỹ năng sống, lên thư viện đọc sách... Còn sinh hoạt đoàn, đội tại nơi cư trú và nhiều hoạt động nữa. Tất nhiên rồi. Nhưng dường như những kỳ hè như thế đang dần biến mất với nhiều đứa trẻ.

Thoát khỏi sự lệ thuộc thay cho than vãn

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sau ngày Quốc tế Thiếu nhi (1-6) không ít đứa trẻ được bố mẹ cho “ăn một bữa no” hoặc “chơi một bữa no” theo đúng nghĩa đen, rồi lại bắt đầu vào một hành trình mới: Bước vào kỳ 3! Được nghỉ hè, nhưng đó là chuyện ở trường. Rất nhiều đứa trẻ vẫn phải đến nhà giáo viên để học thêm. Áp lực thi cử, bệnh thành tích đang đè nặng lên suy nghĩ của người lớn, để rồi nhiều đứa trẻ đã trở thành nạn nhân.

Nhóm phụ huynh trên mạng xã hội mà tôi tham gia trước khi nghỉ hè nhiều người đề xuất hè này phải để những đứa trẻ được nghỉ ngơi đúng nghĩa. Phụ huynh bàn nhau cho các con tham gia học kỳ quân đội, tham gia các lớp học năng khiếu chung... Vậy nhưng, hôm qua tôi đặt lại vấn đề mà phụ huynh đã thống nhất thì chẳng còn ai hưởng ứng nữa. Người nào cũng bảo con mình trùng lịch học, không môn nọ, thì môn kia. Giáo viên dạy thêm ngay từ đầu tháng 6. Tôi lặng lẽ thả một biểu tượng kèm câu cảm thán của mình trên nhóm zalo.

Nhiều người lớn thường nói với nhau rằng lũ trẻ không còn mùa hè nữa, và than rằng mùa hè là mùa “đốt tiền” của cha mẹ, còn phải đưa đón theo những khung giờ rất oái oăm. Than như thế nhưng có thấy ai dừng lại đâu. Thậm chí thấy con nhà người khác đi học thêm, còn đôn đáo lên nhờ vả để xin cho con mình đi học. Nguồn cung lớn làm cho nhiều giáo viên cũng trở nên “cành cao”. Đi học phải trả học phí nhưng nhiều giáo viên còn xem học lực học sinh thế nào mới nhận. Dĩ nhiên những đứa trẻ học lực kém hơn thì phải đi học kèm với mức học phí không hề dễ thở.

Ngành giáo dục khác với các ngành khác là có kỳ hè để giáo viên và học sinh tái tạo cả thể chất lẫn tâm hồn. Thế nhưng hai từ nghỉ hè dường như ngày càng trở nên xa xỉ hơn với học sinh, nhất là ở các đô thị lớn. Những vấn đề này đã được đề cập nhiều, nhưng sự lắng nghe từ phụ huynh, từ cơ quan có chức năng chưa nhiều. Đến giờ, gia đình, nhà trường và xã hội vẫn đang loay hoay giải bài toán giữa việc học tập và giải trí sao cho khoa học. Một khi vấn đề này còn chưa được quy định bằng các biện pháp mang tính pháp lý, thì giáo viên sẽ còn dạy thêm bất cứ lúc nào.

Làm gì để mùa hè của con trở nên giá trị và đóng góp vào sự trưởng thành của chúng? Chả lẽ chỉ học và học. Tăng cường kiến thức sẽ giúp tăng điểm số, nhưng liệu có giúp chúng tăng thể lực, nâng cao kỹ năng sống và giải phóng tâm hồn không? Một hành trình để những đứa trẻ trở thành những chủ nhân đất nước trong tương lai đâu chỉ có mình điểm số, dù biết rằng điểm số là quan trọng nhất khi đi học. Một kỳ nghỉ hè nữa đã bắt đầu, hãy để những đứa trẻ thoát ra khỏi sự mặc định rằng chúng đang phải bước vào kỳ 3 không hề mong muốn.

Hạnh Nhiên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]