(Baothanhhoa.vn) - Lại hè. Tôi giật mình khi lời hứa của mình với lũ trẻ vẫn chưa hoàn thành. Đành rằng lỗi ấy không phải của riêng mình tôi, nhưng vẫn thấy cấn cá.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thích ứng sinh tồn!

Lại hè. Tôi giật mình khi lời hứa của mình với lũ trẻ vẫn chưa hoàn thành. Đành rằng lỗi ấy không phải của riêng mình tôi, nhưng vẫn thấy cấn cá.

Thích ứng sinh tồn!

Ảnh minh họa.

Cách đây mấy mùa hè mẹ lũ trẻ phân công tôi kèm chúng học bơi. Đồng ý. Hồi xưa bố chỉ theo bạn trong làng mà biết bơi. Kỹ năng sinh tồn mà, dễ ợt.

Ở quê trẻ có nhiều kỹ năng vì chúng không bị bao bọc và ít chịu áp lực. Nhưng ở phố thì không hẳn thế. Lũ trẻ thường bị người lớn bao bọc vì lo lắng những cạm bẫy ngoài xã hội, trong đó có tôi. Và còn là những yêu cầu cấp bách hơn.

Tôi nghe hàng xóm nhà mình nói với con rằng không học bơi bây giờ thì lớn lên học. Không đá bóng bây giờ thì quỹ thời gian vẫn còn. Bây giờ phải tập trung học để vào được trường điểm của thành phố. Con cứ chọn giáo viên tốt đi.

Con tôi không được đầu tư như con hàng xóm, nhưng lịch học cũng khá kín. Hè chỉ nghỉ ít ngày rồi lại học thêm, tôi thì bận đi làm, nên làm gì có thời gian để kèm con học bơi. Nhiệm vụ vợ giao tưởng dễ mà khó. Tôi đưa con đến bể bơi và nghĩ ngay đến chuyện thuê thầy dạy, nhưng chỉ mấy hôm thì thầy nản. Tôi phải làm người đóng thế, nhưng rồi cũng nhanh chóng thất bại. Tôi lên bờ treo thưởng nếu con bơi được sang được bờ bên kia. Thằng nhỏ úp mặt xuống nước, tay chân đập liên hồi, còn tôi thì hô vang cổ vũ. Sự huyên náo chỉ gây chú ý cho người khác, chứ thực tế không thay đổi được gì.

Con người khác đi học bơi chỉ mất 35.000 đồng một buổi, con tôi đi học thì gấp đôi, vì bố cũng buộc phải mua vé để xuống bể bơi “đồng hành”. Tôi ý chí rằng cứ xuống bể là bơi được. Tôi đã sai. Các môn vận động đòi hỏi kỹ thuật khó như bơi lội phải bắt đầu từ lứa tuổi tiểu học. Nhưng con tôi đến bể bơi khi đã chuẩn bị vào cấp 3, thì khó là đương nhiên rồi. Đó là còn chưa kể lúc ở bể bơi nó còn phải lo tối trả bài tập cho buổi học thêm. Đầu nó bận thì chân tay thanh thoát sao được.

Tai nạn đuối nước ngày càng nhiều hơn. Lũ trẻ ở nông thôn thường được tự do đến ao, hồ, sông, suối nên nhanh biết bơi. Nhưng cái giá cho việc ấy là có những em đã phải trả bằng tính mạng của mình. Qua được cái nạn ấy chúng sẽ có thêm kỹ năng để sinh tồn. Lũ trẻ ở phố bị quản lý chặt nên ít khi xảy ra tai nạn đuối nước, nhưng hệ quả là rất nhiều đứa trẻ sinh ra từ thành phố không biết bơi. Chúng an toàn lúc nhỏ, nhưng sẽ khó khăn xoay xở sau này.

Mùa hè năm nay dịch bệnh COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát, bể bơi được mở cửa. Tôi sẽ quyết tâm bố trí thời gian kèm cho lũ trẻ biết bơi. Đọc những thông tin đuối nước phụ huynh nào cũng lo cả. Cách để tránh nỗi lo là tiếp tục đưa con đến bể bơi và kiên trì. Không thể cứ bao bọc mãi, tuy nhiên cũng không thể thả cửa được, mà phải trang bị cho lũ trẻ một kỹ năng để chúng có thể thích ứng sinh tồn.

Hạnh Nhiên


Hạnh Nhiên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]