(Baothanhhoa.vn) - Dự báo thị trường lao động việc làm năm 2022, ông Hoàng Duy Xuyên, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, cho biết: Khả năng thị trường lao động sẽ có chiều hướng tích cực hơn. Dự kiến nhu cầu nhân lực dịp đầu năm cần khoảng 16.800 người, tập trung ở các nhóm ngành: dệt may, giày da; nhựa, bao bì; kinh doanh, bán hàng; mộc, mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp; vận tải, kho bãi, xuất nhập khẩu; dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn...

Thị trường lao động đầu năm: Tín hiệu khởi sắc

Dự báo thị trường lao động việc làm năm 2022, ông Hoàng Duy Xuyên, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, cho biết: Khả năng thị trường lao động sẽ có chiều hướng tích cực hơn. Dự kiến nhu cầu nhân lực dịp đầu năm cần khoảng 16.800 người, tập trung ở các nhóm ngành: dệt may, giày da; nhựa, bao bì; kinh doanh, bán hàng; mộc, mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp; vận tải, kho bãi, xuất nhập khẩu; dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn...

Thị trường lao động đầu năm: Tín hiệu khởi sắc

Người lao động đến Trung tâm Dịch vụ việc làm trong những ngày cuối năm 2021.

Vượt khó, thích ứng linh hoạt

Dịch COVID-19 đã khiến thị trường lao động việc làm 2 năm vừa qua bị thiếu hụt và dịch chuyển mạnh do nhiều doanh nghiệp đóng cửa, ngưng trệ và thu hẹp sản xuất, nhất là lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Tình trạng thiếu việc làm, mất việc làm dẫn đến người lao động giảm thu nhập, không có thu nhập có xu hướng tăng. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các cấp, các ngành đã tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương về công tác phòng, chống dịch COVID-19, thị trường lao động đã có những tín hiệu tích cực. Trong năm 2021, toàn tỉnh có khoảng 3.360 doanh nghiệp thành lập mới. Các doanh nghiệp đã nỗ lực vượt khó, nhanh chóng ổn định, mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Nhiều doanh nghiệp được thành lập mới cùng nhiều doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh nên nhu cầu tuyển dụng lao động theo đó cũng tăng. Nhất là những tháng cuối năm, dịp trước Tết Nguyên đán, thị trường lao động trở nên sôi động bởi đây là thời điểm gia tăng hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại phục vụ dịp lễ, tết. Nhiều việc làm ngắn hạn, tạm thời thu hút người lao động đã góp phần hạn chế tình trạng lao động ngừng việc, mất việc. Tuy nhiên, các hoạt động dịch vụ không sôi nổi như những năm trước khi chưa có dịch COVID-19.

Do nhu cầu tuyển dụng tăng, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra các chế độ, chính sách đãi ngộ, lương, thưởng hấp dẫn nhằm thu hút, giữ chân người lao động. Ví như Chi nhánh Công ty CP Tập đoàn quốc tế ABC tại Thanh Hóa có địa chỉ ở cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phường Thiệu Dương (TP Thanh Hóa) có nhu cầu tuyển 500 lao động, công ty đã thông báo tuyển dụng với mức thu nhập hấp dẫn, trung bình từ 6,5 đến 9 triệu đồng/người/tháng, tùy theo vị trí việc làm. Ngoài hưởng lương thời gian theo cấp bậc, tay nghề, người lao động còn được hưởng các khoản khác như thưởng chuyên cần, thâm niên, xăng xe, con nhỏ, cơm ca tại nhà máy, lương tháng 13; được hưởng đầy đủ chế độ BHXH, BHYT, BHTN, nghỉ phép năm, nghỉ lễ, chế độ hiếu hỷ... theo quy định của pháp luật; được khám sức khỏe định kỳ; lao động ở xa hưởng thêm chi phí nhà ở, xăng xe. Lao động chưa có tay nghề được đào tạo miễn phí...

Tương tự, tại huyện Thọ Xuân, nhiều công ty trong lĩnh vực may mặc, giày da cũng có nhu cầu tuyển lao động với số lượng lớn, không giới hạn số lượng hồ sơ, không yêu cầu tay nghề và đi làm ngay sau tết, như: Công ty CP May Minh Anh có địa chỉ tại xã Xuân Hồng; Công ty TNHH Giày ALERON Việt Nam – Chi nhánh Thọ Xuân...

Tín hiệu khởi sắc

Dự báo thị trường lao động việc làm năm 2022, ông Hoàng Duy Xuyên, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, cho biết: Khả năng thị trường lao động sẽ có chiều hướng tích cực hơn. Dự kiến nhu cầu nhân lực dịp đầu năm cần khoảng 16.800 người, tập trung ở các nhóm ngành: dệt may, giày da; nhựa, bao bì; kinh doanh, bán hàng; mộc, mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp; vận tải, kho bãi, xuất nhập khẩu; dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn... Một số doanh nghiệp tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn lao động như Công ty TNHH Aleron Việt Nam, Công ty TNHH Giày Rollsport, Công ty CP TC Adivios, Chi nhánh Công ty CP Tập đoàn quốc tế ABC tại Thanh Hóa... Riêng Tập đoàn Vingroup đang có nhu cầu tuyển dụng tới 9.000 lao động lĩnh vực xây dựng và một số doanh nghiệp có nhu cầu tuyển động đi làm việc ở nước ngoài không giới hạn số lượng, như trung tâm Xuất khẩu lao động 24H, Công ty CP Đầu tư xây dựng và cung ứng nhân lực Hoàng Long... đang phối hợp với trung tâm để tuyển dụng lao động, cho thấy tín hiệu lạc quan, tích cực về thị trường lao động.

Trước nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp đang “nóng” dần lên, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa đã xây dựng các phương án kết nối việc làm giữa người lao động và doanh nghiệp thông qua các hình thức, như: tổ chức sàn giao dịch việc làm cố định, online, lưu động. Tăng tần suất, đa dạng hóa hình thức tổ chức các phiên giao dịch việc làm, các hội nghị định hướng việc làm, tư vấn trực tiếp. Phát triển mạng lưới thông tin việc làm, dự báo thị trường lao động theo vùng miền, lĩnh vực, ngành nghề; tạo môi trường, điều kiện để người lao động và người sử dụng lao động gặp mặt, trao đổi thông tin nhằm nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động.

Bên cạnh đó, trung tâm thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình về nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp để có giải pháp hỗ trợ, cung ứng lao động, khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động, góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm đời sống người lao động trong bối cảnh dịch bệnh. Theo dự báo, trong những năm tới nhóm ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, thực phẩm và công nghệ số sẽ là các nhóm ngành phát triển mạnh. Vì vậy, người lao động, đặc biệt là lao động trẻ cần tận dụng cơ hội nâng cao trình độ, trang bị cho mình các kiến thức ngành nghề có xu hướng, đáp ứng thị trường lao động để tham gia vào thị trường lao động.

Việc phục hồi và phát triển thị trường lao động là rất quan trọng, song phải đặt sức khỏe, tính mạng của người lao động lên trên hết. Do đó, các địa phương, doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương, biện pháp để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, gắn việc phục hồi và phát triển thị trường lao động với các yêu cầu về phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định an sinh xã hội...

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]