(Baothanhhoa.vn) - Sau hơn 7 năm triển khai thi hành, Luật Đất đai năm 2013 đã đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh. Công tác giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện chặt chẽ; bộ máy quản lý Nhà nước từng bước được kiện toàn theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng nhu cầu thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thi hành Luật Đất đai năm 2013: Hiệu quả trong thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất

Sau hơn 7 năm triển khai thi hành, Luật Đất đai năm 2013 đã đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh. Công tác giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện chặt chẽ; bộ máy quản lý Nhà nước từng bước được kiện toàn theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng nhu cầu thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

Thi hành Luật Đất đai năm 2013: Hiệu quả trong thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất

Một mặt bằng quy hoạch bán đấu giá quyền sử dụng đất của huyện Đông Sơn.

Đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống

Ngay sau khi Luật Đất đai 2013 (gọi tắt là Luật Đất đai) có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai thi hành Luật Đất đai cấp tỉnh và giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức hội nghị triển khai thi hành Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành luật tại UBND các huyện, thị xã, thành phố; thành lập ban tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai để phối hợp tổ chức tuyên truyền, triển khai tại cấp huyện; phối hợp với các cơ quan báo chí tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường (trong đó có lĩnh vực đất đai) đến tất cả mọi tầng lớp Nhân dân; chủ trì tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường cho cán bộ phòng tài nguyên và môi trường, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, chủ tịch, phó chủ tịch, cán bộ địa chính - xây dựng cấp xã của 27 huyện, thị xã, thành phố. Năm 2014, ngay sau khi Luật Đất đai có hiệu lực, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức 6 lớp triển khai thi hành Luật Đất đai và bồi dưỡng nghiệp vụ tài nguyên môi trường với 1.422 lượt cán bộ cấp huyện, xã tham dự. Từ năm 2015 đến nay, tổ chức 22 lớp tập huấn với 6.400 lượt cán bộ tham dự...

Bên cạnh công tác tuyên truyền, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật một cách kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Các văn bản được ban hành đều bám sát chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường tính công khai, minh bạch, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, giúp giải quyết kịp thời các vấn đề bức thiết mà thực tế đang đòi hỏi, góp phần phát huy nguồn lực tài nguyên và môi trường cho phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, ngăn ngừa, tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực đất đai, đưa công tác quản lý Nhà nước về đất đai đi vào nền nếp.

Kết quả đạt được

Thực hiện Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố được thực hiện trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh phê duyệt và bảo đảm các quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài tỉnh, giải quyết kịp thời nhu cầu sử dụng đất của người dân, doanh nghiệp. Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, trong giai đoạn 2013-2020 đã có 6.559 dự án được chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất, với diện tích 9.277,48 ha.

Về giao đất, cho thuê đất, từ năm 2014-2020, toàn tỉnh đã thu tiền sử dụng đất 33.845,241 tỷ đồng, tiền thuê đất 4.971,844 tỷ đồng; đã thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất 2.647 dự án (1.038,1 ha), thu ngân sách 22.685 tỷ đồng. Cho thuê đất thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh ngoài Khu Kinh tế Nghi Sơn với diện tích khoảng 14.012 ha, thu hút vốn đầu tư đăng ký khoảng 532.471 tỷ đồng. Đối với địa bàn Khu Kinh tế Nghi Sơn, đã thu hút 177 dự án đầu tư trong nước vốn đầu tư 59.057,84 tỷ đồng và 14 dự án đầu tư nước ngoài vốn đầu tư 2.859,5 triệu USD. Việc khai thác quỹ đất để tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng (dự án đầu tư theo hình thức PPP) là 14 dự án, với tổng vốn đầu tư 72.989 tỷ đồng. Tỉnh cũng đã thu hút được 89 dự án đầu tư (sử dụng 5.117,65 ha đất) của tổ chức, cá nhân có yếu tố nước ngoài. Thu hồi 24 dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhưng sử dụng lãng phí, không đúng mục đích, đầu cơ đất, chậm đưa đất vào sử dụng, với diện tích là 81,67 ha, giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý, tổ chức đấu giá theo quy định.

Đối với việc tập trung, tích tụ đất nông nghiệp, đến năm 2020, toàn tỉnh đã tích tụ, tập trung được 10.790 ha đất nông nghiệp, nâng tổng số đất đai được tích tụ trên địa bàn tỉnh hơn 26.600 ha, tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư vào nông nghiệp, đầu tư nâng cấp hạ tầng, đẩy mạnh thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn.

Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư được thực hiện tương đối tốt theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Toàn tỉnh có 10.682 dự án phải thu hồi đất, tổng diện tích đất thu hồi là 21.895,991 ha. Đã hoàn thành công tác đo đạc bản đồ địa chính, đăng ký đất đai tại 469/559 xã, phường, thị trấn với diện tích 367.206,8 ha; xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho 80 xã trên địa bàn 3 huyện; tổng kinh phí thực hiện công tác đo đạc bản đồ địa chính, đăng ký đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu là 315.472 triệu đồng. Giai đoạn 2014-2020, tỉnh đã thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân với diện tích 649.222,9 ha/684.791,51 ha diện tích cần cấp (đạt tỷ lệ 94,81%); số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp 2.385.281 giấy/2.466.384 giấy cần cấp (đạt tỷ lệ 96,71%)... Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai luôn được tỉnh, các ngành, địa phương quan tâm, chú trọng, giải quyết kịp thời, đảm bảo đúng quy định.

Để pháp luật về đất đai tiếp tục hoàn thiện hơn

Có thể nói, từ khi Luật Đất đai có hiệu lực thi hành, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn có một số nội dung pháp luật về đất đai chưa có quy định điều chỉnh, chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn; thiếu các quy định để xử lý chuyển tiếp giữa luật cũ và luật mới về trường hợp giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, trong buổi làm việc vào cuối tháng 11-2021 với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường do Thứ trưởng Lê Minh Ngân làm trưởng đoàn, đại diện các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã đề xuất, kiến nghị với đoàn công tác sửa đổi một số quy định trong Luật Đất đai, như: sửa đổi phạm vi điều chỉnh của pháp luật đất đai cần quy định theo phạm vi toàn lãnh thổ nước Việt Nam; cần quy định cơ sở của quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch tổng thể quốc gia; tiếp tục quy định về giao đất, cho thuê đất theo cả hai hình thức: đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất, để đảm bảo sự phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư và hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên, việc quy định hình thức đấu giá quyền sử dụng đất chỉ thực hiện đối với quỹ đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, đất có tài sản gắn liền với đất là tài sản của Nhà nước; đấu thầu dự án có sử dụng đất chỉ thực hiện đối với trường hợp quỹ đất không đủ điều kiện để đấu giá quyền sử dụng đất và dự án phải thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để đảm bảo quyền lợi của người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 54 Hiến pháp năm 2013.

Cần quy định mở rộng các trường hợp Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để tạo quỹ đất, đấu giá quyền sử dụng đất. Cần quy định mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho tích tụ và tập trung ruộng đất; đề nghị bỏ quy định thời gian giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Đề xuất sửa đổi quy định bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của các tổ chức thực hiện dự án đầu tư đang sử dụng đất thuê trả tiền hàng năm, nếu trên địa bàn còn quỹ đất đã giải phóng mặt bằng thì UBND tỉnh quyết định việc cho tổ chức kinh tế thuê đất với thời hạn sử dụng đất còn lại (không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất) để tiếp tục ổn định sản xuất, kinh doanh mà không phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ như quy định hiện nay...

Bài và ảnh: Tô Dung


Bài và ảnh: Tô Dung

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]