(Baothanhhoa.vn) - Vừa qua một cái tết khiến cho nhiều người mệt lả vì những mâm cơm cúng, cơm tân niên, cơm họp họ, cơm đãi khách... Liên quan đến cách ăn uống của người Việt, có những người muốn giãn tiện với những suất cơm văn phòng, dành thời gian để tạo sức khỏe, nhưng nhiều người lại xem mâm cơm như điều quan trọng nhất trong ngày, bận mấy cũng phải chu đáo, đầy đủ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thay đổi mâm cơm của thói quen

Vừa qua một cái tết khiến cho nhiều người mệt lả vì những mâm cơm cúng, cơm tân niên, cơm họp họ, cơm đãi khách... Liên quan đến cách ăn uống của người Việt, có những người muốn giãn tiện với những suất cơm văn phòng, dành thời gian để tạo sức khỏe, nhưng nhiều người lại xem mâm cơm như điều quan trọng nhất trong ngày, bận mấy cũng phải chu đáo, đầy đủ.

Thay đổi mâm cơm của thói quen

(Ảnh minh họa)

Chủ nhân một tài khoản facebook vừa viết đại ý rằng mâm cơm của nhiều gia đình ngày càng đầy hơn, có nhiều món. Đó không chỉ là mâm cơm ngày tết, cũng không cần phải là những gia đình khá giả. Dọn cơm ra mỗi món chỉ ăn một ít hoặc có món không đụng tới, lại trút vào nồi hoặc bỏ tủ lạnh, để lâu rồi bỏ đi.

Người viết đặt câu hỏi tại sao không ăn uống đơn giản, tinh tế và nhẹ nhàng hơn, rồi đưa ra giả thiết liệu có phải do suy nghĩ theo kiểu: “No bụng, đói con mắt”, “Tiếc gì thì tiếc, ăn không tiếc”, “Làm để ăn, chứ để làm gì”... đang làm khổ nhiều người. Tác giả liên hệ đến cách ăn ở phương Tây thường mỗi người một đĩa với khẩu phần vừa đủ. Vào nhà hàng thì gọi từng món một, ăn hết mới gọi tiếp.

Mỗi nước có một văn hóa ẩm thực, không thể và cũng không nên đòi hỏi món ăn, phong cách ăn kiểu Tây đối với người Việt, nhưng một sự giản tiện, nhẹ nhàng, không lãng phí, thì có lẽ cần được đặt thành tiêu chuẩn chung. Nhiều gia đình đang lãng phí cả thực phẩm lẫn thời gian, trong khi xã hội còn nhiều hoàn cảnh cần giúp đỡ. Tiết kiệm một phần thức ăn không quá cần thiết sẽ giúp được hoàn cảnh khác, nhưng lại ít có người nghĩ đến điều đó. Họ thường bỏ đi thức ăn thừa, nhưng ít ai nghĩ đến chuyện làm sao đó để người đang thiếu đói có thể tiếp cận nguồn thức ăn này.

Nhiều người suy nghĩ phải mâm cao cỗ đầy mới là sang. Đưa nhau đến nhà hàng mới là thể hiện sự tôn trọng. Kết thúc bữa ăn, vì sĩ diện nên không có nhiều người lấy thức ăn thừa về nhà.

Câu chuyện hồn nhiên trong ăn uống còn được một bộ phận đem ra nước ngoài. Cách đây chưa lâu, nhiều tờ báo đã kêu gọi người Việt khi sang Thái Lan kiềm chế cảm xúc ăn uống. Vì đã có những người cùng lúc chọn cho mình nhiều đồ ăn sau đó bỏ thừa, buộc nhà hàng phải đặt biển đề nghị du khách Việt Nam không lấy thức ăn quá nhiều. Đó có thể xem là sự xấu hổ cần phải sớm thay đổi.

Từ mâm cơm hàng ngày lại nghĩ đến mâm cơm cúng ở một số gia đình. Nhiều người nghĩ rằng việc độ trì của “bề trên” phụ thuộc vào mâm cơm mà họ dâng, dẫn đến cầu kỳ nấu ra đủ thứ để cúng. Chúng ta đang làm khổ mình bằng những thứ tự bày đặt ra và rồi sau đó than vãn rằng vất vả và tốn kém.

Để thay đổi thói quen ăn uống, có lẽ mỗi gia đình nên bắt đầu từ việc giáo dục con cái mình về những bữa ăn, khẩu phần ăn, cách ăn sao cho phù hợp, để không còn tiếp nối sự hình thức và lãng phí đang khá phổ biến hiện nay.

Hạnh Nhiên


Hạnh Nhiên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]