(Baothanhhoa.vn) - Chợ, siêu thị là nơi vừa tập trung đông người, lại có rất nhiều loại hàng hóa, trong đó có không ít mặt hàng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Do đó, công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại những nơi này rất cần sự tự giác, chủ động và ý thức cao.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy mùa nắng nóng

Chợ, siêu thị là nơi vừa tập trung đông người, lại có rất nhiều loại hàng hóa, trong đó có không ít mặt hàng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Do đó, công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại những nơi này rất cần sự tự giác, chủ động và ý thức cao.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy mùa nắng nóngLực lượng cảnh sát PCCC&CNCH kiểm tra công tác PCCC tại Siêu thị Co.opmart.

Để hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy, nổ xảy ra, nhất là trong thời điểm nắng nóng, ngành chức năng đã tăng cường kiểm tra, các đơn vị kinh doanh cũng đã chủ động, nâng cao ý thức hơn trong công tác PCCC. Trong đó, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại là nơi được đặc biệt quan tâm thực hiện công tác này.

Theo đánh giá của Phòng Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ (PC07) Công an tỉnh, ban quản lý các chợ có thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở các hộ tiểu thương trong việc thực hiện công tác PCCC trong phạm vi quản lý kinh doanh. Bên cạnh đó, lãnh đạo các cơ sở, siêu thị có quan tâm đến công tác PCCC ban hành các quy định, nội quy văn bản chỉ đạo về công tác PCCC, nguồn nhiệt, thiết bị sinh nhiệt, cũng được bố trí đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC.

Chợ Vườn Hoa có 570 quầy kinh doanh với hơn 400 hộ tiểu thương tham gia kinh doanh. Ông Lê Văn Ngạn, Giám đốc Công ty CP Chợ Vườn Hoa, cho hay: “Chợ luôn chủ động thực hiện nghiêm các quy định về PCCC, nhất là trong thời điểm mùa khô. Theo đó, ban quản lý chợ đã tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, nhắc nhở các hộ tiểu thương kinh doanh, nhất là những mặt hàng dễ xảy ra cháy nổ, như: không đun nấu tại địa điểm kinh doanh; không treo móc hàng hóa che khuất tầm nhìn, ngay lối thoát hiểm; không trưng bày hàng hóa lấn chiếm lối đi công cộng; chấp hành nghiêm các quy định về an toàn điện; quyết tâm không để cháy, nổ xảy ra...; cho các tiểu thương cam kết thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn phòng, chống cháy, nổ tại địa điểm kinh doanh”.

Song song đó, hàng tuần, ban quản lý chợ đều cho kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị PCCC. Nhìn chung, các hộ kinh doanh đều ý thức cao và chấp hành nghiêm các quy định về PCCC. Cô Nguyễn Thị Phương, tiểu thương quầy tạp hóa Chợ Vườn Hoa, cho biết: Ban quản lý chợ thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở nên chúng tôi luôn đảm bảo đầy đủ các điều kiện an toàn phòng, chống cháy nổ.

Anh Nguyễn Đức Thiện, tổ trưởng tổ bảo vệ, phụ trách công tác an ninh Siêu thị Co.opmart (TP Thanh Hóa), cũng cho biết: Siêu thị luôn nhận thức được tầm quan trọng của công tác PCCC, đã chủ động trang bị các phương tiện PCCC tại chỗ như: hệ thống báo cháy vách tường và báo cháy, chữa cháy tự động, máy bơm chữa cháy, bình chữa cháy, các dụng cụ chữa cháy phục vụ yêu cầu khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Lực lượng PCCC tại chỗ của siêu thị cũng được huấn luyện nghiệp vụ PCCC.

Tuy nhiên, do là nơi tập trung đông người, nhiều hàng hóa nên chợ, siêu thị, trung tâm thương mại vẫn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao. Trong thời gian qua, nhằm hạn chế tối đa việc cháy, nổ gây thiệt hại về người và tài sản tại trung tâm thương mại, siêu thị... lực lượng cảnh sát PCCC đã tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhở khuyến cáo các siêu thị, trung tâm thương mại chủ động công tác PCCC và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tổ chức cho các đơn vị quản lý siêu thị, trung tâm thương mại ký cam kết thực hiện các quy định về PCCC. Tuy nhiên, qua kiểm tra các chợ, trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn tỉnh, phát hiện vẫn còn một số nơi vi phạm.

Trung tá Lê Trọng Tài, Trưởng Phòng PC07, cho biết: “Lãnh đạo một số địa phương thiếu đầu tư trang bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy và nguồn nước phục vụ cho chữa cháy tại chỗ. Công tác tự kiểm tra an toàn PCCC của người đứng đầu cơ sở tại một số chợ không được duy trì thường xuyên. Bên cạnh đó, ý thức PCCC của một số hộ tiểu thương chưa cao, còn để hàng hóa lấn chiếm lối đi; việc sử dụng điện chưa đảm bảo an toàn PCCC”.

Để nâng cao hiệu quả công tác PCCC, Phòng PC07 đã tham mưu cho Giám đốc Công an tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương, cơ sở tăng cường công tác tự kiểm tra an toàn PCCC đối với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại theo quy định; đẩy mạnh công tác tự tuyên truyền đến các hộ tiểu thương, kinh doanh về kiến thức PCCC, cũng như việc quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, sử dụng điện an toàn nhằm đảm bảo an toàn PCCC. Đồng thời, tổ chức tập huấn công tác PCCC cho lực lượng tại chỗ nhằm nâng cao kiến thức, nghiệp vụ PCCC, tăng cường công tác thường trực sẵn sàng xử lý kịp thời mọi tình huống cháy xảy ra. Khuyến cáo mỗi hộ kinh doanh chỉ trưng bày hàng mẫu và hàng bán trong một ngày với số lượng tối thiểu; không để hàng hóa lấn chiếm khoảng cách giữa các lô, sạp hàng đã quy định. Tuyệt đối không kinh doanh, tàng trữ, sử dụng các chất đặc biệt nguy hiểm cháy như: xăng dầu, cồn, gas và hóa chất dễ cháy khác ở trong nhà chợ. Có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ. Trường hợp cần thiết phải sử dụng lửa, nguồn nhiệt phải bố trí khu vực riêng biệt và có các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC. Tuyệt đối không thắp đèn, nến, hương thờ cúng và đốt vàng mã trong chợ và trung tâm thương mại. Không bố trí nhà ở, khách sạn, vũ trường, trường học và các hoạt động tập trung đông người ở tầng trên của các chợ, trung tâm thương mại. Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho lực lượng cảnh sát PCCC theo số máy 114, cho công an nơi gần nhất, đồng thời bằng mọi cách dập cháy và cứu người theo phương án.

Bài và ảnh: Phan Nga



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]