(Baothanhhoa.vn) - Cục Trẻ em thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho trẻ em.

Tăng cường biện pháp bảo vệ, phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho trẻ em

Cục Trẻ em thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho trẻ em.

Tăng cường biện pháp bảo vệ, phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho trẻ em

Ảnh minh họa.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước. Số người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi COVID-19 tăng cao tại nhiều địa phương, trong đó có nhiều trẻ em bị nhiễm, có nguy cơ lây nhiễm phải điều trị, cách ly y tế tại cơ sở tập trung, tại nhà.

Một số trẻ em phải điều trị nhiễm COVID-19, đi cách ly y tế tập trung hoặc tại nhà mà không có cha, mẹ, người thân thích chăm sóc. Nhiều gia đình gặp khó khăn tại vùng dịch đã tự phát di chuyển về quê hương mang theo trẻ em dẫn đến tình trạng các em không được chăm sóc đầy đủ, thiếu đồ ăn, thiếu an toàn khi di chuyển trên đường.

Bên cạnh các nguy cơ lây nhiễm bệnh, trẻ em còn có nguy cơ cao sang chấn, khủng hoảng tâm lý, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày do phải thực hiện giãn cách xã hội, học trực tuyến dài ngày.

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về trẻ em và điều phối việc thực hiện quyền trẻ em, Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tham mưu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của tỉnh, thành phố và chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch COVID-19 và phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em trong mùa hè. Đồng thời, bảo đảm điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, an toàn, bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại và tai nạn, thương tích trẻ em; tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm COVID-19, xây dựng các phương án ứng phó cụ thể khi có trường hợp F0, F1 tại các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở chăm sóc trẻ em tập trung công lập, ngoài công lập và khi các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là F0, F1.

Bên cạnh đó, phối hợp với ngành y tế bảo đảm ưu tiên chăm sóc, điều trị các trường hợp trẻ em bị nhiễm COVID-19 tại các cơ sở điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 theo quy định; Ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID -19 cho cán bộ quản lý, người chăm sóc trẻ em của các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở chăm sóc trẻ em tập trung công lập và ngoài công lập, người làm việc ở các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em; Phối hợp với ngành y tế tham mưu với UBND tỉnh, thành phố xây dựng phương án tổ chức việc tiêm vắc xin cho các đối tượng trẻ em tại địa phương khi Việt Nam triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em.

Mặt khác, triển khai nhanh nhất với thủ tục đơn giản nhất các chính sách hỗ trợ người mang thai, người nuôi con dưới 6 tuổi, trẻ em bị nhiễm COVID-19, trẻ em phải cách ly y tế tập trung hoặc tại nhà được quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1-7-2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 7-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục, tư vấn cho cha, mẹ, gia đình, người chăm sóc trẻ em, người cung cấp dịch vụ y tế, dịch vụ xã hội, người hoạt động tình nguyện, từ thiện xã hội và trẻ em về chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần, bảo vệ trẻ em, phòng ngừa xâm hại, bạo lực trẻ em, phòng, chống, tai nạn, thương tích trẻ em, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng khi trẻ em phải cách ly y tế tập trung, cách ly tại nhà, tại cộng đồng và thực hiện giãn cách xã hội. Sử dụng các nội dung sản phẩm truyền thông mẫu đã được Cục Trẻ em phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và các tổ chức quốc tế xây dựng, phát hành; Bảo đảm cho các trường hợp trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 không được chăm sóc bởi cha, mẹ, người thân thích được chăm sóc thay thế theo quy định; Phối hợp với các ngành, chỉ đạo phòng ngừa, can thiệp, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, xâm hại trẻ em đặc biệt trong thời gian cách ly y tế và thực hiện giãn cách xã hội.

Thường xuyên thông tin, báo cáo Cục Trẻ em về tình hình trẻ em và các vấn đề về trẻ em tại địa phương trong đại dịch COVID-19 để có biện pháp giải quyết, tháo gỡ kịp thời theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý, giải quyết; liên hệ Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để được hướng dẫn và tư vấn các vấn đề về bảo vệ trẻ em.

HG


HG

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]