(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các cấp hội người mù trên địa bàn tỉnh luôn chú trọng đến công tác dạy nghề, tạo việc làm cho hội viên, coi đây là giải pháp hữu hiệu giúp các hội viên vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quan tâm chuyển đổi nghề cho người khiếm thị

Thời gian qua, các cấp hội người mù trên địa bàn tỉnh luôn chú trọng đến công tác dạy nghề, tạo việc làm cho hội viên, coi đây là giải pháp hữu hiệu giúp các hội viên vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Quan tâm chuyển đổi nghề cho người khiếm thị

Trẻ em khiếm thị tham gia lớp học đàn tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Hội Người mù Thanh Hóa.

Hội Người mù TP Thanh Hóa hiện có 284 hội viên. Xác định người khiếm thị là đối tượng yếu thế trong cuộc sống, do vậy, những năm qua hội luôn chủ động dạy nghề, tạo việc làm giúp hội viên khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Ông Trần Mạnh Cường, Chủ tịch Hội Người mù TP Thanh Hóa cho biết: Những năm qua, được sự hỗ trợ của Trung ương Hội và địa phương, hội liên tục mở các lớp đào tạo, nâng cao tay nghề cho hội viên ở các ngành nghề như sản xuất tăm tre, chăn nuôi, trồng trọt, tẩm quất, xông hơi, học chữ braille (chữ nổi) thu hút đông đảo hội viên tham gia... Trong đó, dịch vụ tẩm quất, xông hơi được coi là thế mạnh của hội hiện đang thu hút 30 hội viên tham gia. Một số hội viên sau khi được đào tạo nghề đã tự mở dịch vụ tại nhà với thu nhập trung bình từ 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng. Cùng với việc chú trọng đào tạo nâng cao tay nghề, hội cũng chú trọng đến việc nâng cao văn hóa ứng xử cho hội viên trong việc chăm sóc khách hàng... Nhờ đó, trong năm 2021 mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19, song tại cơ sở dịch vụ tẩm quất, xông hơi, giác hơi tập trung của hội vẫn thu hút được hơn 9.567 lượt khách, doanh thu trên 1 tỷ đồng; tại các tổ nhóm do hội viên quản lý là 6.875 lượt khách, doanh thu 781 triệu đồng. Ngoài ra, các mặt hàng truyền thống như tăm tre đã được hội phối hợp với ngành giáo dục, các hội đoàn thể như phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên và một số doanh nghiệp liên kết giúp hội tiêu thụ sản phẩm. Trong năm 2021, lượng tăm tiêu thụ của hội đạt gần 160kg, 840.407 gói với doanh thu gần 1,4 tỷ đồng.

Trao đổi về công tác dạy nghề, tạo việc làm cho hội viên, ông Phạm Ngọc Quyết, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh, cho biết: Toàn tỉnh hiện có 3.000 hội viên ở 21 hội người mù cơ sở. Những năm qua, hội thường xuyên tiến hành khảo sát, điều tra, phân loại người khiếm thị trong độ tuổi lao động cũng như nhu cầu học nghề, vay vốn, đời sống, nhà ở để có biện pháp chăm sóc cụ thể, thiết thực. Bên cạnh việc phối hợp mở các lớp đào tạo nghề hội còn phối hợp với các hội người mù cơ sở ở các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Hoằng Hóa, TP Thanh Hóa mở lớp học thay đổi ký tự chữ braille. Sau khi tham gia các lớp đào tạo nghề, một số hội viên đã mở cơ sở riêng. Qua đó, vừa tăng thêm thu nhập cho bản thân, vừa tạo thêm việc làm cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Cùng với đó, hội đã tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, phát huy truyền thống tương thân tương ái, xem việc mua các sản phẩm do người khiếm thị làm ra là việc làm từ thiện, nhân đạo. Năm 2021, tổng doanh thu sản xuất dịch vụ tập trung ở 20/21 hội cơ sở và hội viên tự quản lý đạt gần 14 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu làm tăm đạt gần 7 tỷ đồng, doanh thu tẩm quất do hội quản lý đạt gần 4 tỷ đồng, do hội viên quản lý đạt 3 tỷ đồng... Ngoài ra, hội còn hỗ trợ vay vốn tạo việc làm cho hàng chục lượt hội viên. Nhờ vậy hội viên có điều kiện đầu tư vào sản xuất đẩy mạnh phong trào thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Trong năm, hội đã thực hiện 15 dự án cho 25 hộ hội viên vay vốn với tổng số tiền vay 770 triệu đồng.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là nhu cầu học nghề của người khiếm thị cao trong khi nguồn vận động để mở các lớp đào tạo nghề còn hạn chế; kinh phí hỗ trợ học nghề còn thấp, số hội viên học nghề xong có việc làm còn bấp bênh...

Để nâng cao chất lượng công tác dạy nghề, tạo việc làm cho hội viên hội người mù, cần có chính sách khuyến khích các tổ chức hỗ trợ hướng nghiệp cho hội viên chọn nghề phù hợp; cung cấp thông tin, nâng cao trình độ nhận thức về xã hội và pháp lý cho người khiếm thị; điều tra phân loại người khiếm thị ở những mức độ khác nhau để có chính sách hỗ trợ thích hợp; chú trọng đào tạo các nghề phù hợp với trình độ, sức khỏe của hội viên như làm tăm tre, chổi đót, tẩm quất, xông hơi... và hỗ trợ bao tiêu sản phẩm...

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt


Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]