(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, cứ mỗi độ xuân về, ngành lâm nghiệp tỉnh lại phát động phong trào trồng cây, trồng rừng đầu năm. Đặc biệt, năm 2021 thực hiện chủ trương trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới theo Nghị quyết số 178/NQ-CP ngày 12-12-2020 của Chính phủ. Qua đó, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phong trào trồng cây, trồng rừng đầu xuân 2021

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”, cứ mỗi độ xuân về, ngành lâm nghiệp tỉnh lại phát động phong trào trồng cây, trồng rừng đầu năm. Đặc biệt, năm 2021 thực hiện chủ trương trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới theo Nghị quyết số 178/NQ-CP ngày 12-12-2020 của Chính phủ. Qua đó, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Phong trào trồng cây, trồng rừng đầu xuân 2021

Huyện Như Thanh trồng cây xanh trên các trục đường liên thôn, liên xã.

Những ngày đầu xuân, chúng tôi có dịp về huyện Như Thanh và cảm nhận rõ sự thay đổi của vùng đất này, với những mảnh đồi được phủ lên một màu xanh ngút ngàn với các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả. Theo thống kê, huyện Như Thanh hiện có 36.852 ha đất rừng và đất lâm nghiệp, những năm gần đây, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã tích cực đầu tư, khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng sản xuất, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Từ năm 2015 đến nay, huyện đã trồng mới được 7.029 ha rừng, trong đó trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn được 3.000 ha (trong đó có 68,2 ha rừng lim xanh). Mỗi năm khai thác trên 30.000m3 gỗ và trên 70.000 tấn gỗ nguyên liệu; duy trì độ che phủ rừng trên 56%, giá trị ngành lâm nghiệp năm 2020 đạt 230 tỷ đồng. Đạt kết quả trên, huyện Như Thanh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Luật Lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hiểu rõ hơn về giá trị rừng trồng. Vì vậy, các chủ rừng, các hộ gia đình đã nhận thức được giá trị từ rừng, tích cực tham gia trồng rừng để phát triển kinh tế. Thực hiện phong trào trồng rừng, trồng cây đầu năm 2021, tính đến cuối tháng 3-2021, huyện Như Thanh đã trồng mới được 437,55/1.319 ha rừng (chủ yếu là cây keo) và 52.950 cây phân tán các loại, nâng diện tích rừng trồng lên 21.150 ha.

Theo kế hoạch, năm 2021, toàn tỉnh có kế hoạch trồng mới 10.000 ha rừng và gần 3 triệu cây phân tán. Trong đó, chú trọng phát triển rừng gỗ lớn, cấp chứng chỉ rừng và các loại cây lâm nghiệp chủ lực, có lợi thế của từng địa phương để hình thành vùng nguyên liệu tập trung, gắn với chế biến và xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị cho ngành lâm nghiệp. Để đạt mục tiêu đề ra, Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu cho UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Tân Sửu 2021; đồng thời giao kế hoạch trồng rừng đến UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị cơ sở nhằm chủ động công tác chuẩn bị hiện trường, cây giống để ngay từ đầu năm thời tiết thuận lợi tổ chức ra quân trồng rừng. Chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp Nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; động viên sự tham gia của toàn xã hội chung sức, đồng lòng, tham gia trồng cây, trồng rừng. Đồng thời, quy hoạch các nguồn giống, hệ thống v­­ườn ư­­ơm bảo đảm đủ cây giống lâm nghiệp chất l­­ượng phục vụ trồng rừng; hư­­ớng dẫn kỹ thuật trồng mới; chỉ đạo hoàn thành tốt công tác thiết kế kỹ thuật các công trình lâm sinh; chuẩn bị hiện trường, cây giống; khuyến khích người dân sử dụng cây giống chất lượng cao; áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trồng rừng thâm canh. Qua đó, tạo thành phong trào: “Người người trồng cây, nhà nhà trồng cây, toàn dân trồng cây, trồng rừng” gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái... Bên cạnh đó, chỉ đạo các đơn vị sản xuất cây giống, đảm bảo đủ số lượng cây giống phục vụ trồng rừng vụ xuân và trồng rừng năm 2021.

Do có nhiều giải pháp tích cực, tính đến cuối tháng 3-2021, các địa phương trong tỉnh đã trồng được 1.200 ha rừng trồng tập trung (chủ yếu là rừng sản xuất) và 1,6 triệu cây phân tán các loại. Các địa phương trồng mới diện tích rừng lớn, như: Cẩm Thủy, Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân... Đến nay, toàn bộ diện tích rừng trồng đều đảm bảo kỹ thuật, tỷ lệ cây sống đạt cao, hiện đang được các chủ rừng chăm sóc và phát triển tốt.

Bài và ảnh: Khắc Công


Bài và ảnh: Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]